Nghị định 28/2012 về người khuyết tật được ban hành thể hiện sự quan tâm của Nhà nước với cộng động người khuyết tật. Những chính sách trong nghị định này có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người khuyết tật, giúp cho đời sống của người khuyết tật được cải thiện hơn nữa.
Nghị định 28/2012 về người khuyết tật được Chính phủ ban hành quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều trong Luật người khuyết tật và được thi hành ngày 01 tháng 06 năm 2012. Nghị định 28 ra đời để sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 67/2007/NĐ-CP, Nghị định này thay thế Nghị định số 55/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 1999, Nghị định 13/2010/NĐ-CP và Nghị định 136/NĐ-CP về các chính sách trợ giúp các đối tượng là người khuyết tật.
Trong thông tư hướng dẫn Nghị định 28/2012 quy định về mức chuẩn, các hệ số để tính mức trợ cấp xã hội cho các đối tượng là người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng. Trong đó không quy định rõ về các đối tượng khuyết tật, các mức khuyết tật được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
Những quy định chung của Nghị định 28/2012 về người khuyết tật
Căn cứu vào các nghị định pháp lệnh như đã nêu ở trên thì ở Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/04/2012 của Chính phủ đã quy định rõ về phạm vi điều chỉnh, các dạng tật, mức độ khuyết tật và các chính sách hỗ trợ người khuyết tật và những đối tượng liên quan trực tiếp đến người khuyết tật như sau:
Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 28/2012 về người khuyết tật
Theo Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn luật Người khuyết tật có sửa đổi chi tiết về một số điều của Luật người khuyết tật, tập trung chủ yếu về dạng tật, mức độ khuyết tật và xác định mức độ khuyết tật. Chính sách xã hội hóa trợ giúp người khuyết tật, nghiên cứu khoa học, đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên, sản xuất trang thiết bị dành cho người khuyết tật. Thông tư hướng dẫn nghị định 28/2012 còn quy định về chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật; việc làm cho người khuyết tật; giảm giá vé, giá dịch vụ; thực hiện lộ trình cải tạo công trình công cộng; phương tiện giao thông tiếp cận; bảo trợ xã hội; thành lập, hoạt động, giải thể cơ sở chăm sóc người khuyết tật.
Các dạng tật theo quy định của Nghị định 28/2012 về người khuyết tật:
Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn luật người khuyết tật có ghi rõ quy định các dạng tật như sau:
– Khuyết tật vận động là tình trạng người khuyết tật bị suy giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển, lao động.
– Khuyết tật nghe, nói là tình trạng người khuyết tật bị suy giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm không thành tiếng và câu nói không rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói rất khó khăn.
– Khuyết tật nhìn là tình trạng người khuyết tật bị suy giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.
– Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng người khuyết tật bị rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.
– Khuyết tật trí tuệ là tình trạng người khuyết tật bị suy giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.
– Khuyết tật khác là tình trạng suy giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp được quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
Mức độ khuyết tật được quy định tại nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/04/2012:
Nghị định 28//2012 về người khuyết tật có quy định về các mức độ khuyết tật cho các đối tượng là người khuyết tật. Các mức khuyết tật sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ trợ cấp cho người khuyết tật vì vậy thông tư hướng dẫn nghị định 28/2012 là một thông tin hữu ích cho người khuyết tật và các đối tượng liên quan đến người khuyết tật. Cụ thể mức đọ khuyết tật được quy định tại thông tư 28/2012 như sau:
Mức 1: Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật bị mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
Mức 2: Người khuyết tật nặng là những người không tự phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân của mình hàng ngày mà phải cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc. Người khuyết tật nặng bị mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác.
Mức 3: Người khuyết tật nhẹ là những người không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Quy trình Xác định mức độ khuyết tật trong nghị định 28/2012/NĐ-CP về người khuyết tật:
Xác định mức độ khuyết tật cho các đối tượng là người khuyết tật tại nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật người khuyết tật được diễn ra theo quy trình như sau:
– Hội đồng giám định xác định mức độ khuyết tật sẽ căn cứ vào quy định tại Điều 2, Điều 3 Nghị định này và quan sát trực tiếp người khuyết tật thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, sử dụng bộ câu hỏi theo tiêu chí về y tế, xã hội và phương pháp khác theo quy định để xác định mức độ khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
– Hội đồng giám định y khoa căn cứ vào tình trạng khuyết tật thực tế sẽ xác định, kết luận về dạng tật và mức độ khuyết tật đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 15 Luật người khuyết tật.
– Người khuyết tật khi đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định 28/2012 về người khuyết tật này có hiệu lực thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật như sau:
+ Người khuyết tật đặc biệt nặng: được Hội đồng giám định y khoa kết luận không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
+ Người khuyết tật nặng: được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động 61% đến 80%.
+ Người khuyết tật nhẹ: được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng lao động dưới 61%.
– Trường hợp văn bản của Hội đồng giám định y khoa trước ngày Nghị định 28/2012 về bảo trợ xã hội này có hiệu lực kết luận chưa rõ về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện việc xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
– Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí thực hiện việc xác định mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại khoản 5 Điều này Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về kinh phí quy định.
Các chính sách trợ giúp người khuyết tật tại thông tư 28/2012/NĐ-CP về người khuyết tật:
Các chính sách trợ giúp người khuyết tật tại thông tư hướng dẫn nghị định 28/2012 sẽ giúp người khuyết tật được hưởng những lợi ích từ Nhà nước và cộng đồng xã hội. Mọi tổ chức cá nhân có các hoạt động trợ giúp người khuyết tật như chăm sóc, giáo dục, đào tạo nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật đều sẽ được hưởng ưu đãi được quy định trong Nghị định này.
Chính sách xã hội hóa trợ giúp người khuyết tật của thông tư 28/2012/NĐ-CP về người khuyết tật:
– Nghị định 28/2012/NĐ-CP ngày 10/04/2012 quy định: các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng, chăm sóc, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ khác trợ giúp người khuyết tật sẽ được hưởng chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
– Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ về loại hình, tiêu chí, quy mô, tiêu chuẩn của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng, cơ sở chăm sóc người khuyết tật, tạo việc làm và cơ sở cung cấp dịch vụ khác giúp người khuyết tật quy định tại Khoản 1 Điều này.
Các ưu đãi khi Nghiên cứu khoa học, đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên, sản xuất trang thiết bị dành cho người khuyết tật:
– Các cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học về người khuyết tật, đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên về chỉnh hình, phục hồi chức năng được nhà nước hỗ trợ kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
– Các cơ sở sản xuất dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng, trợ giúp sinh hoạt, học tập và lao động cho người khuyết tật được vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định của pháp luật.
– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ quy định về cho vay lãi suất ưu đãi đối với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này.
Chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên hỗ trợ giáo dục của Nghị định 2/2012 về người khuyết tật:
– Tại Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật Người khuyết tật thì các đối tượng sau đây được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, nơi có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
– Các cán bộ quản lý giáo dục, người trực tiếp giảng dạy, quản lý người khuyết tật theo phương thức giáo dục chuyên biệt tại cơ sở giáo dục chuyên biệt giành cho người khuyết tật, các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục.
– Các giáo viên trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục chuyên biệt trong các cơ sở giáo dục không thuộc Điểm a Khoản này.
– Các giáo viên trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này được hưởng phụ cấp ưu đãi như sau:
– Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính có quyền quy định về chức danh nghề nghiệp, chính sách đối với nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật công tác trong các cơ sở giáo dục và trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
Chính sách tạo việc làm tại Nghị định 28/2012 về người khuyết tật:
Tạo việc làm cho người lao động là một trong những vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay. Thực tế ở nước ta các hội chợ việc làm, các trung tâm giới thiệu việc làm cho người khuyết tật còn thiếu, yếu và tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn. Vì vậy tại thông tư 28/2012/NĐ-CP về người khuyết tật quy định rõ giành cho các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, các cá nhân tạo điều kiện cho người khuyết tật làm việc được hưởng các ưu đãi như sau:
– Nhà nước Khuyến khích người khuyết tật tự tạo việc làm, hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật sẽ được hưởng mức lãi suất ưu đãi, được hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.
– Các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được Nhà nước hỗ trợ như sau:
+ Hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế;
+ Vay vốn ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Điều kiện vay, thời hạn vay, mức vốn vay và mức lãi suất vay thực hiện theo quy định hiện hành áp dụng đối với dự án vay vốn giải quyết việc làm;
+ Ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước theo quy định của pháp luật;
+ Miễn tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 70% lao động là người khuyết tật trở lên. Giảm 50% tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% đến dưới 70% lao động là người khuyết tật.
– Khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc.
+ Các Doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động là người khuyết tật làm việc ổn định được hưởng chính sách ưu đãi quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 1 Điều 9 Nghị định này.
+ Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp sử dụng từ 10 người khuyết tật làm việc ổn định được hưởng chính sách quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định này.
Miễn giảm giá khi tiếp cận các công trình công cộng, giao thông tại nghị định 28/2012 về người khuyết tật:
– Thông tư hướng dẫn nghị định 28/2012 quy định rõ người khuyết tật khi tham gia các dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch các công trình công cộng, công trình giao thông sẽ được miến phí, giảm giá đới với từng mức khuyết tật: người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng và người khuyết tật nhẹ.
– Thực hiện lộ trình cải tạo nhà chung cư, công trình công cộng để người khuyết tật có thể tiếp cận được.
– Phương tiện giao thông tiếp cận: Người khuyết tật có thể tiếp cận được tất cả các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, tàu… các đơn vị tham gia vận tải cần cải tạo, sửa chữa nâng cấp các hạng mục, cơ sở hạ tầng để người khuyết tật có thể di chuyển trong quá trình tham gia như cầu vượu, hành lang, cầu thang lên xuống…
Chế độ bảo trợ xã hôi của Nghị định 28/2012 về người khuyết tật:
Nghị định 28 về bảo trợ xã hội quy định mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng và mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng được xác định như sau:
Mức trợ cấp cho người khuyết tật hàng tháng là số tiền được nhà nước hỗ trợ kinh phí cho người khuyết tật. Căn cứ vào mức độ khuyết tật của các đối tượng được hưởng trợ cấp người khuyết tật mà từ đó các mức trợ cấp xã hội cho người khuyết tật được chia ra theo từng bậc Trong trường hợp nếu là người khuyết tật nặng thì người trực tiếp chăm sóc được hưởng mức kinh phí nuôi dưỡng, mức kinh phí nuôi dưỡng được tính theo mức trợ cấp xã hội cho người khuyết tật chuẩn và nhân với hệ số.
Tại khoản 1 điều 4 Nghị định 136/2013/NĐ – CP ngày 21/10/2013 quy định mức trợ cấp , trợ giúp xã hội chuẩn là 270.000 đồng/tháng.
Theo khoản 1 điều 4 Nghị định số 136/2013/NĐ – CP ngày 21/10/2013 quy định hệ số tính mức trợ cấp xã hội cho người khuyết tật hàng tháng được tính như sau:
+ Mức trợ cấp cho người khuyết tật đặc biệt nặng = mức trợ cấp chuẩn x hệ số 2.0
+ Mức trợ cấp cho người khuyết tật nặng là trẻ em, người cao tuổi = mức trợ cấp chuẩn x hệ số 2.5
+ Mức trợ cấp người khuyết tật nặng = mức trợ cấp chuẩn x hệ số 1.5
+ Mức trợ cấp người khuyết tật nặng là người cao tuổi, trẻ em = mức trợ cấp chuẩn x hệ số 2.0
Tại khoản 3 điều 17 của Nghị định 28/2012/NĐ – CP quy định người trực tiếp chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng sẽ được hưởng mức kinh phí hỗ trợ x hệ số 1.0
Hồ sơ đề nghị được hưởng trợ cấp xã hội của Nghị định 28/2012 về người khuyết tật như sau:
– Tờ khai thông tin người khuyết tật theo mẫu của Bộ LĐTBXH.
– Giấy xác nhận người khuyết tật, xác nhận người chăm sóc khuyết tật đặc biệt nặng, người nhận nuôi dưỡng, người khuyết tật đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi (bản sao).
– Sổ hộ khẩu (bản sao).
– Giấy khai sinh, giấy chứng minh nhân dân (bản sao).
Sau khi hoàn tất thủ tục, hồ sơ sẽ được gửi về Ủy ban nhân dân xã để được xét duyệt và công nhận hưởng chế độ.