Trong xã hội hiện đại ngày nay, đi cùng với sự phát triển tiến bộ về khoa học kỹ thuật là những thứ chất độc hại được sinh ra có thể gây ảnh hưởng to lớn đối với sức khỏe của con người. Đặc biệt các tác nhân ấy có thể khiến một người bình thường trở nên khiếm khuyết, tàn tật là điều không tránh khỏi. Vì vậy mỗi người trong chúng ta cần phải biết được những biện pháp phòng ngừa tàn tật, ngăn chặn kịp thời để tránh được hậu quả khi xảy ra.
1. Tàn tật là gì?
Là tình trạng người bệnh do khiếm khuyết, làm cơ thể bị giảm chức năng. Gây cản trở người đó thực hiện các hoạt động không như người bình thường. Và phải phụ thuộc một phần hoặc hoàn toàn vào người khác để có thể sinh hoạt và tồn tại trong cộng đồng.
Vì vậy mọi người nên có kiến thức ngăn ngừa và những biện pháp phòng ngừa tàn tật để tránh hậu quả đáng tiếc khi xảy ra.
2. Nguyên nhân
Có 2 nguyên nhân chính:
Trực tiếp | Gián tiếp |
Dị tật bẩm sinh | Thái độ sống sai lệch |
Tai nạn | Điều kiện sống không tốt |
Bệnh tật | Môi trường sống xấu, ô nhiễm |
Tuổi tác | Thiếu dịch vụ phục hồi chức năng |
3. Phân loại tàn tật
Có 7 nhóm theo sự phân loại của tổ chức y tế thế giới:
- Khó khăn về vận động
- Khó khăn về nhìn
- Khó khăn về học
- Khó khăn về nghe nói
- Hành vi xa lánh (tâm thần)
- Mất cảm giác (bệnh phong)
- Động kinh
4. Hậu quả
Hậu quả vô cùng to lớn khi chúng ta không có kiến thức ngăn ngừa về các biện pháp phòng ngừa tàn tật từ trước. Không những tác động, ảnh hưởng đến bản thân mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến gia đình và xã hội.
a. Đối với bản thân người bệnh:
- Có tới 90% trẻ em bị tàn tật bẩm sinh chết dưới 20 tuổi.
- Tỷ lệ mắc các bệnh khác ở trẻ tàn tật cao hơn so với trẻ thông thường.
- Người bị khiếm khuyết đặc biệt là trẻ nhỏ thì ít được vui chơi học hành như bao đứa trẻ khác. Do cơ thể không cho phép, dẫn đến ảnh hưởng nặng nề về tâm lý và tinh thần.
- Thất nghiệp, thu nhập thấp do phần lớn người tàn tật đều mất khả năng lao động nên phần lớn dựa vào gia đình. Mặc khác cũng có thể kiếm tiền được nhưng thu nhập không cao dẫn đến ít có cơ hội lập gia đình.
- Không có vị trí trong xã hội, không được bình đẳng trong cộng đồng và bị coi thường.
b. Đối với gia đình:
- Không tham gia các công việc trong gia đình.
- Là gánh nặng cho gia đình, gia đình phải đầu tư vào giúp đỡ.
- Bị xã hội gièm pha.
c. Đối với xã hội:
- Không tham gia lao động làm ra của cải cho xã hội.
- Xã hội phải đầu tư một phần ngân sách cho người khuyết tật.
- Là gánh nặng cho xã hội.
5. Các biện pháp phòng ngừa tàn tật hiệu quả
Nên áp dụng biện pháp phòng ngừa tàn tật theo từng giai đoạn của bệnh.
Bước 1: Ngăn ngừa không để xảy ra bệnh, khiếm khuyết
Yếu tố gây bệnh ⟶ Bệnh ⟶ Khiếm khuyết
Biện pháp:
- Phát hiện bệnh sớm và điều trị cho người bệnh kịp thời. Và thực hiện các biện pháp phòng ngừa tàn tật ở giai đoạn quan trọng này do bác sĩ chỉ dẫn.
- Chăm sóc, dinh dưỡng tốt trong quá trình điều trị, kết hợp với tập luyện nhằm phòng tránh các thương tật thứ phát.
- Tư vấn sức khỏe, chăm sóc theo dõi mẹ và thai nhi trong quá trình sinh sản. (Tiêm ngừa các vắc xin phòng ngừa đầy đủ, khám thai theo định kỳ đúng ngày để ngừa và phát hiện dị tật để can thiệp và hỗ trợ sớm nhất).
Bước 2: Ngăn ngừa tình trạng khiếm khuyết không cho trở thành giảm khả năng hoạt động của cơ thể
Khiếm khuyết ⟶ Giảm khả năng hoạt động
Biện pháp:
- Cố gắng giảm thời gian, độ nặng và biến chứng của bệnh.
- Nhớ thực hiện theo lời bác sĩ các phương pháp tập luyện và ngăn ngừa bằng các biện pháp phòng ngừa tàn tật ở giai đoạn này để không xuất hiện giai đoạn kế tiếp.
- Phát hiện sớm để can thiệp y học và phục hồi chức năng kịp thời để khắc phục sớm.
- Cải tạo môi trường sống và môi trường làm việc phù hợp.
Bước 3: Ngăn ngừa giảm khả năng gây nên hậu quả
Giảm khả năng hoạt động ⟶ Tàn tật
Biện pháp:
- Hoạt động trị liệu, huấn luyện để tự phục vụ (Bác sĩ sẽ huấn luyện cho người bệnh các bài tập cơ bản để có thể tự tập luyện trong cuộc sống thường ngày).
- Trợ giúp vận động, di chuyển.
- Thay đổi thái độ của gia đình, xã hội (Cần phải nói nhỏ nhẹ, động viên với người tàn tật không nên thái độ nặng nề vì sẽ gây ảnh hưởng tâm lý lẫn tinh thần to lớn đến người bệnh).
- Thay đổi môi trường sống: Dốc xe lăn, thanh vịn… để tiện việc di chuyển.
- Hướng nghiệp (Cần giảng dạy cho người khuyết tật để có thể làm các công việc nhẹ, có thể kiếm thu nhập phù hợp với bản thân, không còn phụ thuộc gia đình).
- Chính sách hỗ trợ người tàn tật (Ngày nay có nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước, ngoài ra các trung tâm đào tạo nghề cũng tạo nhiều điều kiện cho người khuyết tật cũng rất nhiều nơi từ bắc đến nam như: Trung tâm nghị lực sống, Trung tâm tiếp lửa…).
(Một buổi học trong khóa đào tạo nghề cho người khuyết tật của Trung tâm Tiếp Lửa)
Như vậy bài viết đã cung cấp cho chúng ta đầy đủ các thông tin quan trọng về nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp phòng ngừa tàn tật. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn có thêm kiến thức trong cuộc sống cũng như vận dụng trong đời sống hằng ngày. Nếu các bạn yêu thích bài viết hãy theo dõi tieplua.vn và chia sẻ cho mọi người để cùng nhau biết thêm các kiến thức bổ ích khác.