Cổng thông tin điện tử người khuyết tật Việt Nam
No Result
View All Result
  • Login
Tạp chí Tiếp Lửa
  • Trang chủ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Công nghệ
  • Nhân vật
  • Kinh doanh
  • Pháp luật
  • Video
  • Bạn đọc
  • Shop
  • Thêm +
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Thể thao
    • Sức khỏe
  • Trang chủ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Công nghệ
  • Nhân vật
  • Kinh doanh
  • Pháp luật
  • Video
  • Bạn đọc
  • Shop
  • Thêm +
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Thể thao
    • Sức khỏe
No Result
View All Result
Tạp chí Tiếp Lửa
No Result
View All Result
Home Đời sống

Người khuyết tật chiếm 7% dân số Việt Nam

02/04/2021
in Đời sống
Reading Time: 4min read
A A
0
0
SHARES
5
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Hơn 7% dân số Việt Nam từ hai tuổi trở lên, tương đương hơn 6,2 triệu người, là người khuyết tật. Bên cạnh đó, gần 12 triệu người, sống chung trong hộ gia đình có người khuyết tật.

Ảnh: UNICEF Việt Nam.
Ảnh: UNICEF Việt Nam.

Thông tin trên được Tổng cục Thống kê và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam công bố ngày 11- 1 về kết quả Điều tra quốc gia về người khuyết tật tại Việt Nam.

Đây là điều tra đầu tiên có quy mô lớn, sử dụng tiêu chuẩn quốc tế xác định người khuyết tật để thu thập các thông tin toàn diện về cuộc sống của người khuyết tật tại Việt Nam, do Tổng cục Thống kê tiến hành trong hai năm 2016 và 2017 với sự hỗ trợ kỹ thuật của UNICEF.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Vũ Thanh Liêm cho biết, mục đích của điều tra là đánh giá tình trạng khuyết tật của dân số và điều kiện kinh tế – xã hội nhằm cung cấp bằng chứng phục vụ lập kế hoạch, chính sách cải thiện cuộc sống của người khuyết tật tại Việt Nam.

Khuyết tật có ảnh hưởng đến một tỷ lệ dân số đáng kể ở Việt Nam. Hơn 7% dân số hai tuổi trở lên, tức là hơn 6,2 triệu người, là người khuyết tật. Bên cạnh đó, có 13% dân số, tương đương gần 12 triệu người, sống chung trong hộ gia đình có người khuyết tật. Tỷ lệ này dự kiến tăng lên cùng với xu hướng già hóa dân số.

Theo kết quả điều tra, những hộ gia đình có thành viên khuyết tật thường nghèo hơn, trẻ em khuyết tật có nguy cơ ít được đi học hơn các bạn cùng lứa tuổi. Cơ hội việc làm cho người khuyết tật cũng thấp hơn những người không khuyết tật. Cho dù là đối tượng được hưởng chính sách bảo hiểm y tế và nghèo không phải là rào cản với việc tiếp cận các cơ sở y tế, nhưng rất ít người khuyết tật, chỉ khoảng 2,3%, tiếp cận được với dịch vụ phục hồi chức năng khi bị ốm hoặc bị thương. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những bất bình đẳng về mức sống và tham gia xã hội đối với người khuyết tật.

Điều tra cũng cho thấy, loại khuyết tật phổ biến nhất ở trẻ em là khuyết tật liên quan đến tâm lý xã hội. Điều này liên quan đến các vấn đề phát triển của trẻ em ở các giai đoạn khác nhau, và những khuyết tật này có thể là rào cản lớn ngăn cản sự tham gia xã hội của trẻ khuyết tật. Quyền Trưởng Đại diện UNICEF ”, bà Lesley Miller nhấn mạnh, cần có thêm những nỗ lực để cung cấp các dịch vụ phát hiện sớm, can thiệp hiệu quả và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng để trẻ khuyết tật có thể phát triển tối đa tiềm năng và tham gia đầy đủ vào cộng đồng cũng như toàn xã hội.

Điều tra cũng cho thấy, cơ hội được đi học của trẻ em khuyết tật thấp hơn nhiều so với trẻ em không khuyết tật. Ở các cấp học cao hơn, cơ hội đi học của trẻ khuyết tật càng thấp hơn. Đến cấp trung học phổ thông, chưa đến 1/3 trẻ khuyết tật đi học đúng tuổi, so với tỷ lệ 2/3 trẻ em không khuyết tật. Dù việc đưa trẻ em khuyết tật vào hòa nhập với trẻ em khác và học chung giáo trình đã cho những kết quả tích cực, nhưng chỉ 2% trường tiểu học và trung học cơ sở có thiết kế phù hợp với học sinh khuyết tật. Khoảng 1/7 số trường có một giáo viên được đào tạo về khuyết tật.

Nguồn: XUÂN ANH – Báo Nhân Dân

Tags: dân số Việt Namngười khuyết tậttổng cục thống kê
Previous Post

Chính sách và giải pháp thích ứng đối với người khuyết tật trong hoạt động thể dục thể thao

Next Post

Phát triển chính sách cho người khuyết tật ở Việt Nam

Next Post
Ông Piroon Laismit Giám đốc điều hành Trung tâm phát triển Châu Á- Thái Bình Dương về người khuyết tật phát biểu tại hội thảo

Phát triển chính sách cho người khuyết tật ở Việt Nam

Please login to join discussion

Đề xuất

Chị là Huỳnh Ngọc Hồng Nhung, sinh năm 1977, ở Bạc Liêu, hiện là phó chủ tịch Hội Người khuyết tật TP Cần Thơ.

Khâm phục hình ảnh phi thường của cô gái khuyết tật

7 phút ago
Đôi chân thay cho đôi tay, linh hoạt trong công việc

Nghị lực phi thường của cô quản thư khuyết tật tứ chi

14 phút ago

Xu hướng

Khai giảng Tiếp Lửa khóa 1 năm 2021

Trung tâm Tiếp Lửa khai giảng Khóa 1 đào tạo nghề cho Người khuyết tật

1 tháng ago
Nguyễn Trần Vân Thủy bỏ công ty ở Anh về Việt Nam khởi nghiệp vì cộng đồng. Ảnh: U.P

Khởi nghiệp vì cộng đồng

6 ngày ago

Xem nhiều

Khai giảng Tiếp Lửa khóa 1 năm 2021

Trung tâm Tiếp Lửa khai giảng Khóa 1 đào tạo nghề cho Người khuyết tật

1 tháng ago
Võ Văn Đạt - Tuổi trẻ Cuối tuần

Mạng hỏi đáp Việt Nam loay hoay tìm lối đi riêng

3 tuần ago
Nguyên tắc soạn thảo cơ bản content marketing

Nguyên tắc cơ bản trong soạn thảo văn bản cho dân content marketing

1 tuần ago
Trương Văn Phi - Người khuyết tật

Người cha đôi chân tật nguyền vượt trăm cây số làm shipper vì tương lai con trai

1 tháng ago
Nghị định 28/2012 về Người khuyết tật

Nghị định 28/2012 về người khuyết tật có nội dung như thế nào?

2 tháng ago
Tạp chí Tiếp Lửa

Tạp chí Tiếp Lửa là cổng thông tin điện tử về người khuyết tật Việt Nam.

Website đang hoạt động thử nghiệm chờ xin giấy phép Bộ TT&TT.

Chuyên mục

  • Ẩm thực
  • Bạn đọc
  • Công nghệ
  • Du lịch
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Kinh doanh
  • Nhân vật
  • Pháp luật
  • Sức khỏe
  • Thể thao
  • Tin tức

Kết nối

  • Giới thiệu
  • Quảng cáo
  • Shop
  • Liên hệ

© 2021 Tiếp Lửa giữ bản quyền nội dung trên website này.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Công nghệ
  • Nhân vật
  • Kinh doanh
  • Pháp luật
  • Video
  • Bạn đọc
  • Shop
  • Thêm +
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Thể thao
    • Sức khỏe

© 2021 Tiếp Lửa giữ bản quyền nội dung trên website này.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In