Là một diễn viên thành công không dễ.
“Đó là một nghề đầy thách thức,” Isabella McGough nói. “Bạn cần có vóc dáng dẻo dai và cần thể hiện mình là người có trí óc, cơ thể và tâm hồn khoẻ mạnh.”
Tuy nhiên, điều đó không làm cô gái 23 tuổi người London này nản chí. Cô hiện đang vừa làm việc tại một quán bar và đi dạy thêm trong lúc tìm vai diễn. “Tôi luôn cố gắng sống một cách trọn vẹn nhất để bản thân không bỏ lỡ điều gì,” cô nói.
May mắn hay tài năng quyết định để bạn giàu nhanh?
‘Giàu bất hạnh, nghèo hạnh phúc’
Vì sao việc đào tạo của rất nhiều công ty lại bị sai?
Đây là lý do vì sao cô ngần ngại tiết lộ cho người khác rằng mình bị động kinh. Đây không phải là loại động kinh khiến bạn nhạy cảm trước ánh sáng nhấp nháy, tuy nhiên cô dễ bị lên cơn khi làm việc quá sức hoặc không ngủ đủ.
“Tôi khá may mắn”, cô nói. “Tôi chưa từng lên cơn động kinh khi đang làm việc, thế nhưng có những ngày tôi phải xin nghỉ vì cần được ngủ.”
Cô không cảm thấy mình có thể nói ra sự thật một cách thoải mái. “Có những lúc tôi phải nói dối rằng mình bị cảm cúm, bởi vì tôi cho rằng đó là một lý do đủ để xin nghỉ ốm. Thế nhưng tôi cũng cảm thấy tội lỗi vì điều này.”
Isabella không phải là người duy nhất rơi vào hoàn cảnh éo le này. Hàng trăm triệu người trên toàn cầu đang phải sống chung mỗi ngày với các vấn đề về sức khoẻ mà người ngoài không hay biết.
Một tỷ người trên toàn cầu bị khuyết tật ở một hình thức nào đó, theo Tổ chức Y tế Thế giới, và một khảo sát tại Hoa Kỳ chỉ ra rằng 74% trong số này không sử dụng xe đẩy hay bất cứ thiết bị gì làm lộ bệnh của họ khiến người ngoài có thể đoán biết.
Sẽ dễ để hiểu và hỗ trợ những người này hơn nếu họ dùng xe lăn hoặc bị khiếm thị. Thế nhưng với những người mắt bệnh mà mắt thường không dễ nhìn thấy, ví dụ như bị trầm cảm, bị các cơn đau kinh niên hoặc hội chứng kiệt sức mãn tính, câu chuyện lại hoàn toàn khác. Các đồng nghiệp của họ có thể sẽ không nhìn thấy những thách thức mà họ đang đối mặt, và cũng vì vậy, khó tìm được sự đồng cảm hơn.
Thách thức thầm lặng
Nguyên nhân chủ quan cũng có vai trò tác động. Một khảo sát được thực hiện vào năm 2011 tại Canada cho thấy 88% những người bị khuyết tật vô hình có cái nhìn tiêu cực về việc tiết lộ bệnh tật của mình.
“Người ta lo ngại sẽ bị phân loại,” Guy Chaudoir, một viên quản lý dịch vụ tại quỹ từ thiện cho người khuyết tật Scope, nói.
Người lười biếng có khả năng sáng tạo tốt?
Khi quán rượu ở Anh phục vụ lợi ích cộng đồng
Có nên chuyển văn phòng ra ngoài trời?
“Một trong những điều khó khăn nhất đó là áp lực làm tốt công việc trong khi lại ngại nhờ tới sự giúp đỡ của người khác, ngại phải nói ‘tôi không thể làm việc này trong hôm nay’.”
Jimmy Isaacs đã phải hứng chịu hậu quả tiêu cực sau khi tiết lộ về căn bệnh của mình. Ông bị chẩn đoán dương tính với HIV 4 năm về trước khi đang làm việc cho một công ty bán kính râm ở Anh quốc. Ông nói sau khi chia sẻ thông tin này, ông đã bị buộc phải giảm giờ làm việc, giảm lương và giáng chức. Ông đã phải nghỉ việc vì không thể trả tiền thuê nhà bằng mức lương mới. Các nhà tuyển dụng cũng xa lánh khi ông giải thích lý do phải nhảy việc.
Định kiến và phân biệt đối xử với những người mắc bệnh HIV vẫn còn tồn tại, và nó có thể ảnh hưởng đến công việc. Các tổ chức HIV/Aids ước tính rằng những người mắc HIV có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn gấp 3 lần so với mức trung bình ở các quốc gia.
Isaacs có những người bạn mắc bệnh HIV khác đang làm việc trong ngành tài chính nhưng họ không thể tiết lộ về bệnh của mình với chủ lao động. Bất chấp hoàn cảnh nghiệt ngã của mình, Isaacs vẫn khuyến khích những người khác mạnh dạng chia sẻ bệnh của mình càng sớm càng tốt.
“Trước hết là nếu bạn cần nghỉ ốm sau này thì sẽ có người làm thay,” ông nói. “Và nếu chủ lao động phản ứng một cách tiêu cực, bạn có thể giải thích cho họ hiểu. Như vậy chúng ta mới có thể từng bước tiến lên một xã hội văn minh hơn.”
Isaacs hiện đang giữ vị trí quản lý cửa hàng tại công ty Rolling Luggage – nơi ông nói đã phản ứng một cách rất tích cực về bệnh của mình. Họ còn cho ông được nghỉ việc khi cần tham gia phát biểu tại các sự kiện của nhóm phát động chiến dịch Tuổi trẻ Ngăn chặn AIDS.
Ngại bị phân loại
HIV và động kinh là hai bệnh có thể tác động cuộc sống mỗi ngày theo nhiều cấp độ. Tuy nhiên, cả hai bệnh này đều được liệt vào dạng khuyết tật ở nhiều quốc gia.
Tại Anh quốc, chúng được nêu trong Đạo luật Bình đẳng năm 2010, trong đó yêu cầu chủ lao động phải ‘có những điều chỉnh hợp lý’ để gỡ bỏ những trở ngại trong công việc cho những người mắc hai bệnh này.
Những người lao động nước ngoài rời Anh vì Brexit
Có nên nghe lỏm để thăng tiến trong nghề?
Khi sự sáng tạo bị quy là kẻ thù
Điều này có nghĩa là giờ làm việc cần được điều chỉnh để họ có thể tránh giờ cao điểm, hoặc cho phép họ được nghỉ để đi khám định kỳ. Tại Anh quốc, những người không đủ tiêu chuẩn để được liệt vào dạng khuyết tật vẫn có thể được hưởng lương khi nghỉ ốm và được yêu cầu giờ làm việc linh hoạt.
Ngay cả những người đủ tiêu chuẩn khuyết tật theo luật định, thì đó vẫn là cụm từ mà chính bản thân họ không muốn chấp nhận, nhất là khi những hội chứng của bệnh không được thể hiện rõ ra bên ngoài.
“Tôi thực sự không biết có nên tự liệt mình vào thành phần khuyết tật không,” Emmeline May, người làm quản trị cho một chính quyền địa phương tại London, nói. Bà mắc phải nhiều hội chứng kinh niên như trầm cảm, rối loạn sau stress và hội chứng tăng động, vốn gây đau khớp và cơ. Tất cả những hội chứng này đều có thể được kiểm soát tuy nhiên cũng có thể đột biến bất ngờ.
“Tôi đã từng làm việc trong môi trường công ty khá cứng nhắc và tôi cảm thấy như mình gần hư bị hạ gục,” bà nói. Thay vì nhận được sự hỗ trợ trong công việc, bà cảm gần như bị buộc phải chứng minh những hội chứng này là có thật. Khi xin việc mới, bà đã rất cởi mở về những hội chứng của mình ngay từ đầu, và được công ty cung cấp cho bàn phím và ghế ngồi đặc biệt cũng như thời gian nghỉ để phục vụ cho trị liệu. Bà đã gắn bó với công việc này được 9 năm.
Chủ lao động của bà ‘rất thông cảm khi tôi cần nghỉ ở nhà hoặc cần thay đổi giờ làm việc cho một tuần nào đó,” May giải thích. “Nhưng tôi làm việc rất chăm chỉ, tôi đã gắn bó với nơi này trong một thời gian dài và nhận được nhiều sự tín nhiệm.”
Thu hút người tài
Các nhà tuyển dụng thông minh cần rất chú ý đến vấn đề này, theo Guy Chaudoir từ Scope. Những người khuyết tật thường dễ bị thất nghiệp hơn người bình thường gấp 4 lần tại Anh quốc; giờ làm việc linh hoạt là một trong những điều được yêu cầu nhiều nhất từ họ, trong khi việc đi lại là một trong những vấn đề lớn nhất.
Sự đồng cảm có thể giúp các chủ lao động mở rộng nguồn tìm kiếm nhân tài. Bên cạnh đó, việc giúp đỡ những người khuyết tật làm tốt công việc của mình giúp có được sự trung thành từ họ.
Cà phê cấm internet để khuyến khích hội thoại
Ba lời khuyên để làm việc được lâu bền ở Anh
Những người luôn trễ giờ là mắc bệnh về tâm thần?
“Rõ ràng là có một xu hướng linh hoạt hơn, dù là vì lý do chăm sóc con cái, vì tình trạng khuyết tật, hay do nhu cầu cân bằng giữa cuộc sống và công việc,” Chaudoir nói.
Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng cần có nhiều nỗ lực để nâng cao nhận thức trong công chúng, nhất là trong các lĩnh vực có nhiều sự cạnh tranh. “Những rào cản xã hội mới chính là điều gây khuyết tật lớn nhất.”
Danny Clarke là giám đốc vận hành của ELAS Group, vốn huấn luyện các công ty về sức khoẻ trong công việc cũng như luật lao động. Ông cho biết các công ty nên tìm cách xây dựng một môi trường nơi mà nhân viên cảm thấy an toàn khi chia sẻ với chủ lao động của mình. Ông cũng khuyến nghị rằng các công ty nên có những chính sách rõ ràng về sức khoẻ trong công việc để các nhân viên biết cần tìm kiếm sự giúp đỡ như thế nào.
“Lời khuyên tốt nhất mà chúng tôi có thể đưa ra đó là đừng chịu đựng trong im lặng,” ông nói.
Isabella McGough nói bà không muốn được nhận những ‘đặc ân’ trên con đường theo đuổi ước mơ của mình, nhưng sự cảm thông về các căn bệnh vô hình sẽ giúp ích rất nhiều.
“Bạn không phải là một con số. Bạn là một người làm việc chăm chỉ, nhưng bạn cũng cần có sự cân bằng trong cuộc sống.”
Nguồn: BBC Capital