Trong cuộc sống, ai cũng có nhu cầu di chuyển, đi lại. Và người khuyết tật cũng thế họ cũng có nhu cầu tham gia giao thông. Tuy nhiên người khuyết tật lại gặp rất nhiều khó khăn, từ khả năng đi lại cho đến phương tiện di chuyển. Vì cơ thể khiếm khuyết của mình và ngày nay toàn sản xuất xe cho người bình thường. Vậy người khuyết tật tham gia giao thông như thế nào và có những quy định gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn về vấn đề này.
1. Người khuyết tật là gì?
Người khuyết tật là người có những khiếm khuyết trên cơ thể của mình ảnh hưởng đến khả năng vận động hay trí tuệ, tinh thần của người bị bệnh. Điều này sẽ làm suy yếu về khả năng vận động và khả năng nhận thức của người khuyết tật. Cho nên họ gặp nhiều khó khăn trong đời sống từ việc sinh hoạt cá nhân đến học tập, làm việc.
2. Các dạng tật
Có 6 loại khuyết tật được quy định:
– Khuyết tật vận động: làm cho các chi từ tay, chân đến đầu, cổ, thân bị hạn chế về chức năng và gặp nhiều khó khăn khi hoạt động và di chuyển.
– Khuyết tật nghe, nói: làm suy giảm hoặc mất đi khả năng nghe, nói về phát âm cho đến khó khăn trong quá trình tiếp nhận thông tin.
– Khuyết tật nhìn: làm suy giảm hoặc mất đi khả năng nhìn và tiếp thụ ánh sáng, hình ảnh, màu sắc…
– Khuyết tật trí tuệ: làm suy giảm hoặc mất khả năng tư duy, nhận thức. Biểu hiện bằng việc chậm tiếp thu. Và không thể phân tích để giải quyết một việc đơn giản nào đó.
– Khuyết tật thần kinh, tâm thần: làm mất cảm xúc bình thường và không kiểm soát bản thân. Có những suy nghĩ và biểu hiện bất thường từ lời nói, hành động.
– Các loại khuyết tật khác: làm suy giảm hoặc mất đi hoàn toàn các khả năng của cơ thể trong sinh hoạt hằng ngày mà không thuộc các trường hợp khuyết tật trên.
3. Phân chia mức độ khuyết tật
Được chia làm ba mức độ sau:
– Người khuyết tật đặc biệt nặng: là những người mất hoàn toàn chức năng hoạt động của cơ thể từ việc di chuyển, mặc đồ. Đến nhu cầu sinh hoạt và vệ sinh cá nhân phải hoàn toàn cần sự trợ giúp của người khác.
– Người khuyết tật nặng: là những người bị suy giảm hay mất một phần chức năng của cơ thể. Và không thể thực hiện các chức năng cơ bản mà cần sự trợ giúp, chăm sóc của người khác.
– Người khuyết tật nhẹ: là những người khuyết tật không thuộc các trường hợp trên.
4. Người khuyết tật tham gia giao thông như thế nào?
Căn cứ vào Điều 41 Luật người khuyết tật 2010 khi tham gia giao thông như sau:
– Phương tiện cá nhân của người khuyết tật phải đảm bảo đúng quy chuẩn. Và phù hợp với sức khỏe người đó. Và bắt buộc phương tiện của người khuyết tật phải có giấy phép điều khiển. Bằng việc học và được cấp giấy phép.
– Người khuyết tật khi đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng thì được phép mang theo các đồ dùng, thiết bị hỗ trợ di chuyển khi lên xe.
– Người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng được giảm, miễn giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông bằng một số phương tiện giao thông công cộng.
5. Những chính sách ưu tiên khi người khuyết tật tham gia giao thông
Căn cứ vào Điều 12 Luật người khuyết tật năm 2010. Được miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ giao thông công cộng như sau:
– Được miễn giá vé và dịch vụ khi đi xe buýt đối với người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng.
– Được giảm giá vé và dịch vụ đối với người khuyết tật năng và người khuyết tật đặc biệt nặng khi tham gia giao thông bằng các phương tiện sau đây:
+ Giảm tối thiểu 15% đối với giá vé máy bay.
+ Giảm tối thiểu 25% đối với tàu hỏa, tàu điện, xe ô tô vận tải theo tuyến cố định, tàu thủy.
– Cần xuất trình giấy xác nhận khuyết tật chứng minh với các đơn vị vận tải để được miễn, giảm vé khi di chuyển.
Người khuyết tật tham gia giao thông cũng được coi là một trong những người điều khiển phương tiện đường bộ. Mặc dù người khuyết tật không đủ điều kiện để cấp giấy phép lái xe như người thường. Nhưng họ vẫn có thể xin cấp theo quy định của pháp luật. Như vậy bài biết đã nói rõ về những quy định tham gia giao thông và những quy định của nhà nước đề ra. Các bạn nhớ theo dõi tieplua.vn để có thể đọc nhiều hơn những thông tin bổ ích khác nhé.