Cổng thông tin điện tử người khuyết tật Việt Nam
No Result
Xem tất cả kết quả
  • Login
Tạp chí Tiếp Lửa
  • Trang chủ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Công nghệ
  • Nhân vật
  • Kinh doanh
  • Pháp luật
  • Video
  • Bạn đọc
  • Shop
  • Thêm +
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Thể thao
    • Sức khỏe
  • Trang chủ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Công nghệ
  • Nhân vật
  • Kinh doanh
  • Pháp luật
  • Video
  • Bạn đọc
  • Shop
  • Thêm +
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Thể thao
    • Sức khỏe
No Result
Xem tất cả kết quả
Tạp chí Tiếp Lửa
No Result
Xem tất cả kết quả
Home Pháp luật

Đối tượng người tàn tật được hưởng trợ cấp hàng tháng

24/03/2021
in Pháp luật
Thời gian đọc: 4 phút
A A
0
0
SHARES
68
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

 

Bà Trần Thị Thi (chuonggio_trafa@…) hỏi: Người câm điếc có được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng không?

Người câm, điếc là người khuyết tật

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 và Điều 3 Luật Người khuyết tật năm 2010 thì người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật, trong đó có dạng tật nghe, nói (câm, điếc), khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau:

– Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày.

– Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày.

– Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định nêu trên.

Người tàn tật nặng được hưởng trợ cấp hàng tháng

Khoản 4, Điều 4, Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/04/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, đã được sửa đổi theo Khoản 1, Điều 1, Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/12/2010 của Chính phủ, quy định 1 trong 9 đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện trợ cấp hàng tháng do xã, phường, thị trấn quản lý là “người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ”.

Đối tượng người tàn tật được hưởng trợ cấp hàng tháng

Theo hướng dẫn tại Điểm b, Điểm c, Điều 1 Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010 của Liên Bộ Lao động – Thương binh Xã hội, Bộ Tài chính thì:

– “Người tàn tật nặng không có khả năng lao động” quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP được sửa đổi theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP là người từ đủ 15 tuổi trở lên bị tàn tật, giảm thiểu chức năng không thể lao động, được Hội đồng xét duyệt cấp xã công nhận hoặc bệnh viện cấp huyện trở lên xác nhận.

– “Người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ” quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP được sửa đổi theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP là người tàn tật không có khả năng tự phục vụ sinh hoạt cá nhân, được Hội đồng xét duyệt cấp xã công nhận hoặc bệnh viện cấp huyện trở lên xác nhận.

Vấn đề bà Trần Thị Thi hỏi, theo quy định nêu trên thì người câm, điếc (còn gọi là người khiếm thính) là người khuyết tật nghe, nói. Người khuyết tật nghe, nói (câm, điếc) có được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hay không, phụ thuộc vào mức độ khuyết tật của người đó.

Nếu người câm, điếc là “người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ” theo quy định tại Khoản 4, Điều 4, Nghị định số 67/2007/NĐ-CP được sửa đổi theo Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP và hướng dẫn tại Điểm b, Điểm c, Điều 1 Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC thì người đó thuộc diện trợ cấp hàng tháng do xã, phường, thị trấn quản lý.

Nếu người câm, điếc còn có khả năng lao động và khả năng tự phục vụ thì không thuộc đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định nêu trên.

Theo: molisa.gov.vn

Từ khóa: hưởng trợ cấp hàng thángngười khuyết tậttrợ cấp

Bài viết liên quan

Người khuyết tật tham gia giao thông như thế nào? 
Đời sống

Người khuyết tật tham gia giao thông như thế nào? 

12/05/2022
Người khuyết tật
Pháp luật

Lao động là người khuyết tật có phải làm đêm, làm thêm giờ?

02/04/2021
Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh tư vấn pháp luật cho người yếu thế trong xã hội. Ảnh: Dương Hà
Pháp luật

“Cầu nối” pháp lý cho người khuyết tật

02/04/2021
Bài tiếp theo
Khám phá ẩm thực Việt từ đặc trưng của ba miền

Khám phá ẩm thực Việt từ đặc trưng của ba miền

Vui lòng đăng nhập để thảo luận.

Đề xuất

bánh chưng ngày tết

Tuyển TNV gói bánh chưng tặng các hoàn cảnh khó khăn tết Âm Lịch 2023 từ 13-14/1/2023

2 năm trước
Trung thu

Chương trình Trăng yêu thương – Sao Kết nối 2022 cho trẻ em khiếm thị

3 năm trước

Xu hướng

Chí tiến thủ là gì? và tầm quan trọng của chí tiến thủ

Chí tiến thủ là gì? và tầm quan trọng của chí tiến thủ

3 năm trước
Khả năng mắc đột quỵ do uống quá nhiều rượu ngang ngửa với nguy cơ đột quỵ gây ra do tăng huyết áp, tiểu đường. (Ảnh minh họa)

Nam giới béo bụng, hay uống bia rượu – cẩn trọng đột quỵ!

4 năm trước

Xem nhiều

Chí tiến thủ là gì? và tầm quan trọng của chí tiến thủ

Chí tiến thủ là gì? và tầm quan trọng của chí tiến thủ

3 năm trước
Nguyễn Thị Kiên Giang

Cô gái xương thủy tinh hơn 30 lần gãy chân

4 năm trước
Dạy trẻ khuyết tật tại Trường Tiểu học Hải Xuân, TP Móng Cái, Quảng Ninh

Phát triển giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật: Thực trạng và thách thức

4 năm trước
long nhan ai

Lòng nhân ái là gì? Giá trị và tầm quan trọng của nó?

3 năm trước
Nghị định 28/2012 về Người khuyết tật

Nghị định 28/2012 về người khuyết tật có nội dung như thế nào?

4 năm trước
Tạp chí Tiếp Lửa

Tạp chí Tiếp Lửa là cổng thông tin điện tử về người khuyết tật Việt Nam.

Chuyên mục

  • Ẩm thực
  • Bạn đọc
  • Công nghệ
  • Du lịch
  • Đời sống
  • Giải trí
  • Giáo dục
  • Kinh doanh
  • Nhân vật
  • Pháp luật
  • Sức khỏe
  • Thể thao
  • Tin tức

Kết nối

  • Giới thiệu
  • Quảng cáo
  • Shop
  • Liên hệ

© 2021 Tiếp Lửa giữ bản quyền nội dung trên website này.

No Result
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Công nghệ
  • Nhân vật
  • Kinh doanh
  • Pháp luật
  • Video
  • Bạn đọc
  • Shop
  • Thêm +
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Thể thao
    • Sức khỏe

© 2021 Tiếp Lửa giữ bản quyền nội dung trên website này.

Welcome Back!

Đăng nhập tài khoản của bạn bên dưới

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In