Cổng thông tin điện tử người khuyết tật Việt Nam
No Result
Xem tất cả kết quả
  • Login
Tạp chí Tiếp Lửa
  • Trang chủ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Công nghệ
  • Nhân vật
  • Kinh doanh
  • Pháp luật
  • Video
  • Bạn đọc
  • Shop
  • Thêm +
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Thể thao
    • Sức khỏe
  • Trang chủ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Công nghệ
  • Nhân vật
  • Kinh doanh
  • Pháp luật
  • Video
  • Bạn đọc
  • Shop
  • Thêm +
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Thể thao
    • Sức khỏe
No Result
Xem tất cả kết quả
Tạp chí Tiếp Lửa
No Result
Xem tất cả kết quả
Home Sức khỏe

“Mùa nhậu” và những loại virus viêm gan có thể lây truyền qua đường tiêu hóa

03/05/2021
in Sức khỏe
Thời gian đọc: 6 phút
A A
0
0
SHARES
5
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Thời gian qua, các hàng quán, nhất là quán nhậu bị hạn chế bởi dịch COVID-19. Hiện tại, dịch tạm lắng, “dân nhậu” tiếp tục rủ nhau… uống bù, nhiều người vô tình bỏ qua những loại virus viêm gan có thể lây qua đường tiêu hóa.

Đó là bởi vì thói quen ăn uống chung, dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác mà không biết rằng sự hiếu khách này chính là con đường trung gian truyền nhiễm các bệnh viêm gan A, viêm gan E. Bên cạnh đó, sở thích ăn uống ở hàng quán vỉa hè kém vệ sinh càng làm tăng nguy cơ mắc phải 2 căn bệnh viêm gan này.

Ăn uống dùng chung ly, đũa; ăn tại hàng quán không đảm bảo vệ sinh… là những nguyên nhân bạn mắc phải viêm gan A, E (Ảnh minh họa)
Ăn uống dùng chung ly, đũa; ăn tại hàng quán không đảm bảo vệ sinh… là những nguyên nhân bạn mắc phải viêm gan A, E (Ảnh minh họa)

Virus viêm gan A

Virus viêm gan A chỉ gặp duy nhất ở người, loại virus này lây truyền qua đường tiêu hóa, ít lây theo đường máu. Theo các chuyên gia gan mật – tiêu hóa, viêm gan A thường có biểu hiện bệnh trong thời gian nhất định. Tuy bệnh không tiến triển thành mạn tính nhưng có thể gây ra các đợt suy gan cấp.

Virus viêm gan A thường có trong các thực phẩm đông lạnh, bảo quản thấp hoặc thức ăn tái, sống. Khi ăn phải thức ăn có virus này, chúng sẽ lập tức xâm nhập vào cơ thể, tấn công các biểu mô gan, làm suy giảm chức năng gan.

Bệnh ít gây tử vong nhưng lại gây ra các đợt viêm gan cấp tính với các biểu hiện sốt khó chịu, mệt, chán ăn, buồn nôn, phát ban, đau khớp, đau cơ,… virus này còn tồn tại trong đường ruột và phân người bệnh. Bệnh có thể được điều trị khỏi sau 2-4 tuần, người bệnh cần nghỉ ngơi và kiêng rượu, bia trong khi điều trị.

Tuy nhiên, nhiều người không biết bản thân mình mắc bệnh, hoặc vẫn “thèm nhậu” nên trở thành nguồn lây cho bạn bè, người thân của mình nếu uống chung ly, ăn chung thức ăn trên bàn tiệc, sử dụng chung khăn, bắt tay hoặc tiếp xúc mật thiết với nhau. Theo Hội Gan mật, ước tính trên thế giới có 1,4 triệu người mắc viêm gan A mỗi năm. Thời gian gần đây, số người bị nhiễm virus này tại nước ta đang có chiều hướng gia tăng.

Trong nhiều trường hợp bệnh viêm gan A có thể tự khỏi nếu sức đề kháng của cơ thể cao, gan vẫn hoạt động tốt. Tuy nhiên, có khoảng 10% trường hợp rơi vào mạn tính. Khi đó, virus viêm gan A có thể kích hoạt các tế bào miễn dịch, làm cho các tế bào này hoạt động quá mức, từ đó phóng thích ra các chất gây viêm làm tổn thương gan nghiêm trọng, có thể dẫn đến suy gan, hôn mê gan, gây tử vong.

Virus viêm gan E

Virus viêm gan E được tìm thấy ở các nguồn nước bị nhiễm virus này. Bên cạnh đó, giống như viêm gan A, viêm gan E lây từ người này sang người khác qua thức ăn và nước uống. Độ tuổi dễ bị lây nhất là từ 15 đến 40 tuổi, người đang mang thai.

Khi nhắc đến “độ nguy hiểm”, nhiều người hình dung ngay đến các virus gây viêm gan phổ biến khác là B hay C. Nhưng thực tế, viêm gan E cũng không kém cạnh. Hằng năm trên thế giới có khoảng 20 triệu người bị nhiễm viêm gan E, hơn 56 nghìn người tử vong do virus này. Tại nước ta, tỉ lệ người mắc nhiễm viêm gan E khá cao.

Viêm gan E nguy hiểm không kém các loại viêm gan virus khác như viêm gan B, C (Ảnh minh họa)
Viêm gan E nguy hiểm không kém các loại viêm gan virus khác như viêm gan B, C (Ảnh minh họa)

Những người mắc bệnh này chủ yếu là do tiếp xúc với người bệnh viêm gan E và các nguồn nước bẩn, nước bị ô nhiễm. Đối với những người có sức đề kháng tốt, hệ thống miễn dịch tốt, khi bị nhiễm bệnh, bệnh sẽ thường tự giới hạn sau 4-5 tuần là sẽ tự khỏi. Còn đối với nhiều trường hợp sức đề kháng yếu có thể dẫn đến tử vong khi bệnh phát triển thành suy gan cấp.

Thông thường, triệu chứng của bệnh viêm gan E chỉ rất nhẹ và nhất thời, kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Người bệnh chủ yếu bị sốt, đau mỏi cơ, nhức đầu, chán ăn, mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu, vàng mắt, vàng da tăng dần…

Nếu phát hiện những biểu hiện trên, nên đến ngay cơ sở y tế để khám và xử lý sớm nhất. Tránh tình trạng để bệnh kéo dài lâu vì rất dễ gây ra bệnh viêm gan E mạn tính.

Làm sao để bảo vệ mình trước các bệnh viêm gan A, E?

Điều đầu tiên khi có các triệu chứng cảnh báo viêm gan A và E, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và xử lý theo phác đồ. Đồng thời, từ bỏ thói quen dùng chung các vật dụng cá nhân, kể cả chén, đũa, ly… với người thân, bạn bè.

Hãy hạn chế rượu, bia vì loại thức uống có cồn này gây tổn hại lớn đến gan. Khi bạn đã bị tổn thương, nếu còn tiếp tục “nạp” thêm rượu, đến một lúc nào đó quá tải, gan sẽ quay lại “tấn công” cơ thể, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Sau khi khắc phục, cần tránh vận động mạnh, hạn chế làm việc quá sức hay quá nặng để bệnh không tái phát lại. Thường xuyên bổ sung nước cho cơ thể, đặc biệt là các loại trái cây hay sinh tố.

Mặt khác, nên tiếp thêm năng lượng để tăng cường khả năng chống độc của gan, gia tăng sức đề kháng cho cơ quan thải độc bằng cách bổ sung các loại thảo dược hỗ trợ khắc phục viêm gan, cải thiện các triệu chứng như nấm linh chi, núc nác, đan sâm, hoa Marigold, hà thủ ô, nấm bào ngư và hoài sơn.

Nguồn: Sức Khỏe và Đời Sống

Từ khóa: đường tiêu hóavitamin AVitamin E

Bài viết liên quan

so do bien phap phong ngua tan tat
Sức khỏe

Biện pháp phòng ngừa tàn tật hiệu quả

12/05/2022
Cách chăm sóc trẻ khuyết tật
Sức khỏe

Cách chăm sóc trẻ khuyết tật

12/05/2022
Thiếu protein, con người sẽ không hoạt động đượcProtein có nguồn gốc từ động vật và thực vật.
Sức khỏe

Thiếu protein, con người sẽ không hoạt động được

30/07/2022
Bài tiếp theo
Đau hạ sườn phải là một triệu chứng mà cơ thể cảnh báo bạn cần phải đi khám sức khỏe (Ảnh minh họa)

Thận trọng khi tiệc tùng nếu cơ thể có những triệu chứng này

Vui lòng đăng nhập để thảo luận.

Đề xuất

bánh chưng ngày tết

Tuyển TNV gói bánh chưng tặng các hoàn cảnh khó khăn tết Âm Lịch 2023 từ 13-14/1/2023

2 năm trước
Trung thu

Chương trình Trăng yêu thương – Sao Kết nối 2022 cho trẻ em khiếm thị

3 năm trước

Xu hướng

Chí tiến thủ là gì? và tầm quan trọng của chí tiến thủ

Chí tiến thủ là gì? và tầm quan trọng của chí tiến thủ

3 năm trước
Khả năng mắc đột quỵ do uống quá nhiều rượu ngang ngửa với nguy cơ đột quỵ gây ra do tăng huyết áp, tiểu đường. (Ảnh minh họa)

Nam giới béo bụng, hay uống bia rượu – cẩn trọng đột quỵ!

4 năm trước

Xem nhiều

Chí tiến thủ là gì? và tầm quan trọng của chí tiến thủ

Chí tiến thủ là gì? và tầm quan trọng của chí tiến thủ

3 năm trước
Nguyễn Thị Kiên Giang

Cô gái xương thủy tinh hơn 30 lần gãy chân

4 năm trước
Nghị định 28/2012 về Người khuyết tật

Nghị định 28/2012 về người khuyết tật có nội dung như thế nào?

4 năm trước
Dạy trẻ khuyết tật tại Trường Tiểu học Hải Xuân, TP Móng Cái, Quảng Ninh

Phát triển giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật: Thực trạng và thách thức

4 năm trước
long nhan ai

Lòng nhân ái là gì? Giá trị và tầm quan trọng của nó?

3 năm trước
Tạp chí Tiếp Lửa

Tạp chí Tiếp Lửa là cổng thông tin điện tử về người khuyết tật Việt Nam.

Chuyên mục

  • Ẩm thực
  • Bạn đọc
  • Công nghệ
  • Du lịch
  • Đời sống
  • Giải trí
  • Giáo dục
  • Kinh doanh
  • Nhân vật
  • Pháp luật
  • Sức khỏe
  • Thể thao
  • Tin tức

Kết nối

  • Giới thiệu
  • Quảng cáo
  • Shop
  • Liên hệ

© 2021 Tiếp Lửa giữ bản quyền nội dung trên website này.

No Result
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Công nghệ
  • Nhân vật
  • Kinh doanh
  • Pháp luật
  • Video
  • Bạn đọc
  • Shop
  • Thêm +
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Thể thao
    • Sức khỏe

© 2021 Tiếp Lửa giữ bản quyền nội dung trên website này.

Welcome Back!

Đăng nhập tài khoản của bạn bên dưới

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In