Rượu bia đều là những chất kích thích, không những gây hại tới sức khỏe tổng thể mà còn làm tăng nguy cơ bị béo phì và mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ. Vì vậy, nếu bạn là người có thói quen uống rượu, bia, tốt nhất bạn nên hạn chế chúng.
Những quý ông có sở thích uống bia đều sở hữu một vòng bụng quá khổ, điều đó dễ khiến nhiều người nhầm tưởng bia rượu nhiều chính là nguyên nhân khiến bụng to. Vẫn còn ít người biết nguyên nhân gây “bụng bia” thực chất là do lượng calo dư thừa không được giải phóng đã tích lũy dần vào cơ thể.
“Bụng bia” không chỉ làm mất đi ngoại hình hấp dẫn của các quý ông, mà nó còn gây ra những yếu tố có hại cho sức khỏe.
Hệ thống tim mạch không thể tránh khỏi sự ảnh hưởng bởi bia rượu. Tại thời điểm uống vào, chất cồn có thể gây tăng nhịp tim và huyết áp tạm thời. Về lâu dài, uống bia rượu sẽ làm nhịp tim tăng liên tục, huyết áp cao, cơ tim trở nên suy yếu và nhịp tim không đều. Tất cả đều có thể làm tăng nguy cơ hình thành cơn đau tim do bia rượu và đột quỵ.
Những người ít uống rượu hoặc không uống rượu có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ tăng dần theo theo độ tuổi. Nhưng ngược lại, đối với người hay uống bia rượu hoặc nghiện rượu nặng, rượu bia có nguy cơ cao khiến người tuổi trung niên bị đột quỵ khi họ bước vào độ tuổi 50.
Nguy cơ này càng tăng cao ở nam giới bụng bia, béo phì. Khi chỉ số khối lượng cơ thể của bạn (BMI) của bạn đi lên, thì nguy cơ đột quỵ càng cao.
Đã có nhiều chứng minh khoa học việc béo phì lâu năm kèm thói quen xấu là bia rượu chính là nguyên nhân trực tiếp của bệnh huyết áp cao, đái tháo đường, các vấn đề tim mạch… Đây cũng là những bệnh có nguy cơ cao hình thành cục máu đông, biến chứng đột quỵ.
Những người trong độ tuổi 50 và 60 tuổi nghiện bia rượu nặng có nguy cơ mắc đột quỵ sớm hơn so với dự kiến khoảng 5 năm, không phân biệt các yếu tố di truyền và lối sống trước đó. Do đó, ngay từ bây giờ, bạn cần kiểm soát liều lượng và uống bia rượu thật điều độ để tránh nguy cơ đột quỵ ở trung niên.
Bên cạnh việc duy trì thể dục mỗi ngày, gia đình và người bệnh cần bổ sung thêm các thực phẩm “khắc tinh” của đột quỵ là enzym nattokinase, gạo đỏ lên men (Red Rice),…
– Hoạt chất Nattokinase sinh ra trong quá trình lên men đậu tương bằng lợi khuẩn Bacillus Natto, chứa đến 275 amino và 28.000 nguyên tử, được nhiều nghiên cứu trên thế giới công nhận có khả năng hỗ trợ làm tan sợi tơ huyết (fibrin) và cục máu đông mạnh gấp 4 lần enzym nội sinh của cơ thể.
– Men gạo đỏ còn có tác dụng hỗ trợ tích cực trong việc hạn chế béo phì, một tình trạng phổ biến ở các bệnh nhân bị mỡ máu cao, giảm mỡ máu, kiểm soát cholesterol nhờ khả năng tăng HDL (cholesterol tốt) trong máu và giảm triglyceride và LDL (cholesterol xấu). Các chất bổ sung chiết xuất từ men gạo đỏ cũng cản trở sự tăng cân và duy trì mức độ bình thường của leptin và men gan. Bên cạnh đó, men gạo đỏ còn có tác dụng tích cực trong việc ổn định huyết áp, giúp hệ tim mạch khỏe mạnh, ngăn ngừa đột quỵ và nhồi máu cơ tim…
Nguồn: Sức Khỏe và Đời Sống