Cổng thông tin điện tử người khuyết tật Việt Nam
No Result
View All Result
  • Login
Tạp chí Tiếp Lửa
  • Trang chủ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Công nghệ
  • Nhân vật
  • Kinh doanh
  • Pháp luật
  • Video
  • Bạn đọc
  • Shop
  • Thêm +
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Thể thao
    • Sức khỏe
  • Trang chủ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Công nghệ
  • Nhân vật
  • Kinh doanh
  • Pháp luật
  • Video
  • Bạn đọc
  • Shop
  • Thêm +
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Thể thao
    • Sức khỏe
No Result
View All Result
Tạp chí Tiếp Lửa
No Result
View All Result
Home Nhân vật

Nghị lực phi thường: Bà chủ nhà hàng khuyết tật luôn nghĩ cách giúp người dưng

01/04/2021
in Nhân vật
Reading Time: 5min read
A A
0
0
SHARES
3
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Hành trình khởi nghiệp của người bình thường đã khó, thì người khuyết tật càng khó gấp bội. Khi thành công, bà chủ nhà hàng khuyết tật Nguyễn Thị Đài Trang (39 tuổi, ở TP.Hà Tĩnh) tìm mọi cách để những người như mình có công việc.

Chị Nguyễn Thị Đài Trang tổ chức liên hoan ý nghĩa: “Vẻ đẹp hoa xương rồng" ẢNH: PHẠM ĐỨC
Chị Nguyễn Thị Đài Trang tổ chức liên hoan ý nghĩa: “Vẻ đẹp hoa xương rồng”
ẢNH: PHẠM ĐỨC

Vì họ cũng có tài năng
Chị Trang sinh ra ở tỉnh Nghệ An. Trận sốt năm lên 3 tuổi khiến chị bị liệt hai chân, không thể đi lại được. Tuổi thơ của chị gắn bó với cây nạng gỗ như vật bất ly thân. Bằng ý chí và nghị lực của mình, chị vẫn đến trường theo học hết cấp 3 và hoàn thành khóa học 3 năm trung cấp.

Sau khi ra trường, chị đến Hà Tĩnh lập nghiệp với rất nhiều nghề, từ làm văn thư cho trường cấp 2, nhân viên chăm sóc khách hàng cho một nhà mạng, đến bà chủ quán cà phê và chuỗi nhà hàng ăn uống.
Chị Trang cũng từng là nhân vật trong bài “Bà chủ khuyết tật và chuyện tình cổ tích” đăng trên Thanh Niên ngày 6.12.2017. Ngoài thành công trong việc kinh doanh, chị Trang có mái ấm gia đình hạnh phúc được dệt nên từ câu chuyện tình cổ tích với người chồng điển trai là anh Phan Nhật Đông (39 tuổi, quê H.Đức Thọ, Hà Tĩnh).

Biết được câu chuyện ấy, cuối năm 2017, khi Báo Thanh Niên tổ chức chương trình “Chạm vào ước mơ” cho chị Nguyễn Thị Hoa (25 tuổi, ngụ xã Việt Xuyên, H.Thạch Hà, Hà Tĩnh) – người bị xe tải cán nát 2 chân khi vừa tốt nghiệp khoa mầm non – chị Trang cũng được mời đến để truyền cảm hứng về nghị lực sống của bản thân cho nhân vật.

Chị Trang đã tổ chức thành công liên hoan “Vẻ đẹp hoa xương rồng” hồi tháng 4.2019 ẢNH: PHẠM ĐỨC
Chị Trang đã tổ chức thành công liên hoan “Vẻ đẹp hoa xương rồng” hồi tháng 4.2019 ẢNH: PHẠM ĐỨC

“Để có được như ngày hôm nay, cả công việc lẫn chuyện tình yêu, tôi đã trải qua biết bao trắc trở vì bản thân là người bị tật nguyền. Cay đắng, vất vả mình đã nếm đủ hết. Do vậy, tôi rất đồng cảm với những người như mình, chắc chắn rằng họ cũng có khát khao được có công việc như người bình thường”, chị Trang nói.

Chị cho biết: “Công việc nhà hàng dù bận rộn đến mấy, tôi vẫn luôn cố gắng tìm ra con đường giúp người khuyết tật khởi nghiệp. Vì họ cũng có tài năng nhưng chưa tìm ra được hướng đi. Người ta vẫn thường nói, có tật thường hay có tài”.

Khi trở thành Chủ nhiệm CLB phụ nữ tự lực (thuộc Hội bảo trợ khuyết tật và trẻ em mồ côi TP. Hà Tĩnh), trọng trách của chị Trang càng lớn hơn, thôi thúc bà chủ nhà hàng phải thực hiện ngay những dự định đã ấp ủ.

Đầu năm 2019, chị Trang lên kế hoạch mở liên hoan “Vẻ đẹp hoa xương rồng”, vận động những người khuyết tật trên địa bàn tỉnh tham gia dự thi.

“Đây là cơ hội để chị em khuyết tật xóa bỏ mặc cảm, tự ti để thể hiện khả năng tiềm ẩn của bản thân và nói lên tiếng nói của mình. Cuộc thi sẽ giúp người khuyết tật có cơ hội thực hiện ước mơ, có thu nhập để nuôi sống bản thân, không còn là gánh nặng của gia đình và xã hội”, chị Trang ấp ủ.

Chị Trang trong lần tham gia chương trình do Báo Thanh Niên tổ chức ẢNH: PHẠM ĐỨC
Chị Trang trong lần tham gia chương trình do Báo Thanh Niên tổ chức ẢNH: PHẠM ĐỨC

Nghĩ cách giúp người dưng
Chị Trang nói rằng để có kinh phí tổ chức và trao giải, chị đã phải đi “gõ cửa” nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xin tài trợ. Cuộc liên hoan đã thu hút 40 chị em khuyết tật tham gia. Sau vòng sơ loại, 7 “đóa hoa xương rồng” đẹp nhất đã xuất sắc lọt vào vòng chung kết.

Đêm thi chung cuộc được diễn ra hồi cuối tháng 4.2019, các thí sinh là những người bị cụt hai chân, cụt tay hoặc ngồi xe lăn đã tự tin thể hiện tài năng về hùng biện, vẽ tranh, may vá…

Những câu chuyện về nghị lực vượt lên chính mình của những cô gái tật nguyền đã khiến khán giả tham dự nhiều lần rơi nước mắt khâm phục, tự hào.

Chị Trang trong lần tham gia chương trình do Báo Thanh Niên tổ chức ẢNH: PHẠM ĐỨC
Chị Trang trong lần tham gia chương trình do Báo Thanh Niên tổ chức ẢNH: PHẠM ĐỨC

Sau cuộc thi ấy, chị Trang vui mừng vì có 2 thí sinh được một doanh nghiệp và một trường mầm non trên địa bàn TP.Hà Tĩnh nhận vào làm việc. Đó là tín hiệu đầu tiên giúp chị thấy được mình đang đi đúng hướng để giúp đỡ những “người dưng”.

“Chị em khuyết tật đã chứng tỏ cho mọi người thấy họ hoàn hảo theo cách khác, tuy tàn nhưng không phế. Nếu được trao cơ hội, họ có thể làm bất cứ thứ gì, thậm chí còn giỏi hơn người bình thường”, chị Trang tự hào.

Điều chị Trang mong muốn là tất cả chị em khuyết tật, ai cũng sẽ có công ăn việc làm. Vì thế, chị ấp ủ dự án mở mini shop chuyên sản xuất túi giấy thân thiện với môi trường dành cho chị em khuyết tật.
Bà chủ nhà hàng cũng thường xuyên tiêu thụ một số sản phẩm do người khuyết tật làm ra để phục vụ cho việc kinh doanh của mình.

“Những món hàng tôi mua chỉ là những gói tăm, bó đũa, hay những chiếc bánh tráng… có giá trị không cao, nhưng để làm ra nói là cả một sự nỗ lực lớn của những người không lành lặn”, chị Trang tâm sự.

Nguồn: Báo Thanh Niên

Tags: bà chủngười dưngngười khuyết tậtNguyễn Thị Đài Trang
Previous Post

Chàng trai khuyết tật khởi nghiệp từ gáo dừa

Next Post

Cải tạo các công trình dành cho người khuyết tật

Next Post
người khuyết tật

Cải tạo các công trình dành cho người khuyết tật

Please login to join discussion

Đề xuất

Hội nghị biểu dương người khuyết tật năm 2021

Hội nghị biểu dương người khuyết tật năm 2021

15 phút ago
Phục vụ khách di chuyển bằng xe lăn là một trong những dich vụ đặc biệt do Vietnam Airlines cung cấp miễn phí cho hành khách – Ảnh minh họa: Vũ Tuấn

Người khuyết tật, phụ nữ có thai đi máy bay có thể đăng ký trực tuyến dịch vụ đặc biệt

6 ngày ago

Xu hướng

Khai giảng Tiếp Lửa khóa 1 năm 2021

Trung tâm Tiếp Lửa khai giảng Khóa 1 đào tạo nghề cho Người khuyết tật

2 tháng ago

Chàng trai khuyết tật và câu chuyện khởi nghiệp

3 tuần ago

Xem nhiều

Khai giảng Tiếp Lửa khóa 1 năm 2021

Trung tâm Tiếp Lửa khai giảng Khóa 1 đào tạo nghề cho Người khuyết tật

2 tháng ago
Võ Văn Đạt - Tuổi trẻ Cuối tuần

Mạng hỏi đáp Việt Nam loay hoay tìm lối đi riêng

4 tuần ago
Nguyên tắc soạn thảo cơ bản content marketing

Nguyên tắc cơ bản trong soạn thảo văn bản cho dân content marketing

2 tuần ago
Nghị định 28/2012 về Người khuyết tật

Nghị định 28/2012 về người khuyết tật có nội dung như thế nào?

2 tháng ago
Anh Vũ Phong Kỳ (thứ hai từ trái sang) hướng dẫn các học viên kỹ năng chỉnh sửa ảnh. Ảnh: Ngân Thùy "Một chữ cũng là thầy"

Tấm gương truyền ”lửa sống” cho người khuyết tật

3 tuần ago
Tạp chí Tiếp Lửa

Tạp chí Tiếp Lửa là cổng thông tin điện tử về người khuyết tật Việt Nam.

Website đang hoạt động thử nghiệm chờ xin giấy phép Bộ TT&TT.

Chuyên mục

  • Ẩm thực
  • Bạn đọc
  • Công nghệ
  • Du lịch
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Kinh doanh
  • Nhân vật
  • Pháp luật
  • Sức khỏe
  • Thể thao
  • Tin tức

Kết nối

  • Giới thiệu
  • Quảng cáo
  • Shop
  • Liên hệ

© 2021 Tiếp Lửa giữ bản quyền nội dung trên website này.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Công nghệ
  • Nhân vật
  • Kinh doanh
  • Pháp luật
  • Video
  • Bạn đọc
  • Shop
  • Thêm +
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Thể thao
    • Sức khỏe

© 2021 Tiếp Lửa giữ bản quyền nội dung trên website này.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In