Cổng thông tin điện tử người khuyết tật Việt Nam
No Result
View All Result
  • Login
Tạp chí Tiếp Lửa
  • Trang chủ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Công nghệ
  • Nhân vật
  • Kinh doanh
  • Pháp luật
  • Video
  • Bạn đọc
  • Shop
  • Thêm +
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Thể thao
    • Sức khỏe
  • Trang chủ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Công nghệ
  • Nhân vật
  • Kinh doanh
  • Pháp luật
  • Video
  • Bạn đọc
  • Shop
  • Thêm +
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Thể thao
    • Sức khỏe
No Result
View All Result
Tạp chí Tiếp Lửa
No Result
View All Result
Home Nhân vật

Nghị lực phi thường của chàng trai khuyết tật

07/04/2021
in Nhân vật
Reading Time: 7min read
A A
0
0
SHARES
4
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Di chứng chất độc da cam nên khi sinh ra, anh mắc phải những căn bệnh lạ, thân hình không lành lặn, đi đứng không vững. Thế nhưng, Trần Xuân Diệu đã nỗ lực vươn lên, giành nhiều huy chương thể thao người khuyết tật (NKT); đặc biệt là đã trở thành chủ một cơ sở in ấn ngay tại quê hương.
Đẩy mạnh dạy chữ, dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật và trẻ mồ côi
Gần 22.000 lượt người khuyết tật, trẻ mồ côi Hà Tĩnh được giúp đỡ vươn lên

Diệu thi đấu cho đoàn thể thao người khuyết tật TP Hồ Chí Minh
Diệu thi đấu cho đoàn thể thao người khuyết tật TP Hồ Chí Minh

Anh Trần Xuân Diệu – sinh năm 1988, ở thôn 8, xã Vượng Lộc (Can Lộc). Bố anh là Trần Xuân Huy -thương binh, từng chiến đấu chống Mỹ trên chiến trường Quảng Trị. Cuộc sống gia đình hết sức khó khăn. Từ khi lọt lòng, Diệu đã mang trong người những căn bệnh lạ như thoái hóa các đốt sống, xương chân bị rạn nứt, viêm xoang mãn tính, viêm đại tràng cấp… Bố mẹ phải bán hết tài sản trong nhà để có tiền chữa trị cho anh nhưng vẫn để lại di chứng.

Đến năm 10 tuổi, Diệu chập chững những bước đi đầu tiên, cũng là lúc khao khát được đi học trở nên cháy bỏng trong anh. Đến trường, mặc dù bị nhiều bạn trêu chọc nhưng Diệu vẫn có một niềm tin về tương lai của mình. Dù rất cố gắng nhưng đến năm lớp 5, anh phải ngừng học vì sức khỏe quá yếu. Từ đó, cuộc sống của Diệu chỉ quanh quẩn ở bụi tre làng. Anh luôn trằn trọc với suy nghĩ “mình phải làm gì đó để thay đổi cuộc đời”. Và anh đưa ra quyết định mang tính bước ngoặt, khiến ai cũng bất ngờ. Năm 2003, Diệu quyết tâm rời vòng tay bố mẹ, xa vùng quê nghèo ra Thủ đô Hà Nội với hy vọng tìm cho mình một công việc. “Lần đầu tiên ra Thủ đô rất bỡ ngỡ, nhiều ngày lang thang trên đất khách, may mắn tôi gặp bác Trần Quốc Dinh – Chủ tịch Hội NKT Can Lộc và được bác giới thiệu vào một công ty may vừa học, vừa làm” – anh Diệu xúc động nhớ lại.

Gần 2 năm sống và làm việc ở Hà Nội, yêu cầu công việc quá cao, sức khỏe của anh không thể đáp ứng. Một lần nữa, Diệu quyết định táo bạo là chuyển vào TP Hồ Chí Minh với mong muốn tìm được một công việc phù hợp hơn. Nhưng cuộc sống không như anh hình dung, có muôn vàn khó khăn buộc Diệu phải đối mặt: “Vào đến Sài Gòn, tôi chưa tìm được chỗ ở, phải sống đầu đường, xó chợ rồi mưu sinh bằng những tờ vé số, đi đánh giày…”.

Sau những tháng năm lăn lộn ở đất Sài Gòn, năm 2006, Diệu tình cờ gặp một người bạn và được giới thiệu vào Đoàn thể thao người khuyết tật TP Hồ Chí Minh. Tại đây, Diệu đã tìm được niềm đam mê thể thao. Sau một thời gian miệt mài tập luyện, Diệu được cử tham dự các cuộc thi thể thao dành cho NKT. Từ năm 2006-2016, anh đạt 5 HCV, 7 HCB, 10 HCĐ giải Thể thao NKT thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là HCV môn nhảy xa tại Đại hội Thể thao NKT toàn quốc.

Với thành tích đạt được, Diệu được Trường Đại học Dân lập Văn Lang tuyển vào học thiết kế và in ấn. Sau 3 năm chăm chỉ học tập, anh tích góp được một ít vốn rồi trở về quê hương mở cơ sở in ấn. Anh đầu tư 2 máy in, 1 máy may, 1 máy tính, 1 máy in áo với tổng số vốn 50 triệu đồng. Tuy bước đầu còn thiếu thốn về thiết bị máy móc nhưng cơ sở đã tạo việc làm cho 4 lao động, thu nhập 2-3 triệu đồng/tháng.

Không những ham học hỏi để chiến thắng số phận và có nhiều thành tích trong thể thao, Trần Xuân Diệu rất giàu lòng nhân hậu. Khi còn ở TP Hồ Chí Minh, anh tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện do nhà trường tổ chức. Hiện tại, Diệu đang là hội viên của Quỹ Nhân ái “Cùng em đến trường” của huyện Can Lộc. Anh chia sẻ: “Bản thân tôi sinh ra là NKT nên tôi thấu hiểu những khó khăn mà những người cùng cảnh ngộ đang phải đối mặt hàng ngày, tôi luôn muốn làm việc gì đó để giúp đỡ họ. Sắp tới, tôi sẽ kêu gọi thêm nguồn vốn mở rộng cơ sở của mình nhằm đào tạo và tạo việc làm cho NKT trên quê hương mình”.

Nguồn: Thái Bình – Báo Nhân Dânàm việc ở Hà Nội, yêu cầu công việc quá cao, sức khỏe của anh không thể đáp ứng. Một lần nữa, Diệu quyết định táo bạo là chuyển vào TP Hồ Chí Minh với mong muốn tìm được một công việc phù hợp hơn. Nhưng cuộc sống không như anh hình dung, có muôn vàn khó khăn buộc Diệu phải đối mặt: “Vào đến Sài Gòn, tôi chưa tìm được chỗ ở, phải sống đầu đường, xó chợ rồi mưu sinh bằng những tờ vé số, đi đánh giày…”.

Sau những tháng năm lăn lộn ở đất Sài Gòn, năm 2006, Diệu tình cờ gặp một người bạn và được giới thiệu vào Đoàn thể thao người khuyết tật TP Hồ Chí Minh. Tại đây, Diệu đã tìm được niềm đam mê thể thao. Sau một thời gian miệt mài tập luyện, Diệu được cử tham dự các cuộc thi thể thao dành cho NKT. Từ năm 2006-2016, anh đạt 5 HCV, 7 HCB, 10 HCĐ giải Thể thao NKT thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là HCV môn nhảy xa tại Đại hội Thể thao NKT toàn quốc.

Với thành tích đạt được, Diệu được Trường Đại học Dân lập Văn Lang tuyển vào học thiết kế và in ấn. Sau 3 năm chăm chỉ học tập, anh tích góp được một ít vốn rồi trở về quê hương mở cơ sở in ấn. Anh đầu tư 2 máy in, 1 máy may, 1 máy tính, 1 máy in áo với tổng số vốn 50 triệu đồng. Tuy bước đầu còn thiếu thốn về thiết bị máy móc nhưng cơ sở đã tạo việc làm cho 4 lao động, thu nhập 2-3 triệu đồng/tháng.

Không những ham học hỏi để chiến thắng số phận và có nhiều thành tích trong thể thao, Trần Xuân Diệu rất giàu lòng nhân hậu. Khi còn ở TP Hồ Chí Minh, anh tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện do nhà trường tổ chức. Hiện tại, Diệu đang là hội viên của Quỹ Nhân ái “Cùng em đến trường” của huyện Can Lộc. Anh chia sẻ: “Bản thân tôi sinh ra là NKT nên tôi thấu hiểu những khó khăn mà những người cùng cảnh ngộ đang phải đối mặt hàng ngày, tôi luôn muốn làm việc gì đó để giúp đỡ họ. Sắp tới, tôi sẽ kêu gọi thêm nguồn vốn mở rộng cơ sở của mình nhằm đào tạo và tạo việc làm cho NKT trên quê hương mình”.

 

Nguồn: Thái Bình – Báo Nhân Dân

Tags: người khuyết tậtTrần Xuân Diệu
Previous Post

Hành trình phi thường của cô nữ sinh không tay

Next Post

Tổng thống tại vị lâu nhất lịch sử nước Mỹ

Next Post
Tổng thống tại vị lâu nhất lịch sử nước Mỹ

Tổng thống tại vị lâu nhất lịch sử nước Mỹ

Please login to join discussion

Đề xuất

Phục vụ khách di chuyển bằng xe lăn là một trong những dich vụ đặc biệt do Vietnam Airlines cung cấp miễn phí cho hành khách – Ảnh minh họa: Vũ Tuấn

Người khuyết tật, phụ nữ có thai đi máy bay có thể đăng ký trực tuyến dịch vụ đặc biệt

6 ngày ago
Chị Trương Thị Thùy (bìa phải), ngụ tại số nhà 7/30 Nguyễn Thị Định, TP.Vũng Tàu làm bánh bông lan trứng muối ngay tại nhà.

Đồng hành cùng người khuyết tật

6 ngày ago

Xu hướng

Khai giảng Tiếp Lửa khóa 1 năm 2021

Trung tâm Tiếp Lửa khai giảng Khóa 1 đào tạo nghề cho Người khuyết tật

2 tháng ago

Chàng trai khuyết tật và câu chuyện khởi nghiệp

3 tuần ago

Xem nhiều

Khai giảng Tiếp Lửa khóa 1 năm 2021

Trung tâm Tiếp Lửa khai giảng Khóa 1 đào tạo nghề cho Người khuyết tật

2 tháng ago
Võ Văn Đạt - Tuổi trẻ Cuối tuần

Mạng hỏi đáp Việt Nam loay hoay tìm lối đi riêng

4 tuần ago
Nguyên tắc soạn thảo cơ bản content marketing

Nguyên tắc cơ bản trong soạn thảo văn bản cho dân content marketing

2 tuần ago
Nghị định 28/2012 về Người khuyết tật

Nghị định 28/2012 về người khuyết tật có nội dung như thế nào?

2 tháng ago
Anh Vũ Phong Kỳ (thứ hai từ trái sang) hướng dẫn các học viên kỹ năng chỉnh sửa ảnh. Ảnh: Ngân Thùy "Một chữ cũng là thầy"

Tấm gương truyền ”lửa sống” cho người khuyết tật

3 tuần ago
Tạp chí Tiếp Lửa

Tạp chí Tiếp Lửa là cổng thông tin điện tử về người khuyết tật Việt Nam.

Website đang hoạt động thử nghiệm chờ xin giấy phép Bộ TT&TT.

Chuyên mục

  • Ẩm thực
  • Bạn đọc
  • Công nghệ
  • Du lịch
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Kinh doanh
  • Nhân vật
  • Pháp luật
  • Sức khỏe
  • Thể thao
  • Tin tức

Kết nối

  • Giới thiệu
  • Quảng cáo
  • Shop
  • Liên hệ

© 2021 Tiếp Lửa giữ bản quyền nội dung trên website này.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Công nghệ
  • Nhân vật
  • Kinh doanh
  • Pháp luật
  • Video
  • Bạn đọc
  • Shop
  • Thêm +
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Thể thao
    • Sức khỏe

© 2021 Tiếp Lửa giữ bản quyền nội dung trên website này.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In