Vật lý trị liệu và thiết bị hỗ trợ giúp thúc đẩy quá trình phục hồi chức năng
“Tôi rất vui khi nhận được hỗ trợ. Tôi ước mình có thể làm việc và giúp đỡ mẹ sau này.”
Tháng 9/2016 — Bị chứng bại bại não nặng khiến Nguyễn Minh Hào (31 tuổi) gặp nhiều khó khăn trong việc việc tự chăm sóc các nhu cầu hàng ngày của bản thân. Anh không thể tự mình ra khỏi giường và làm vệ sinh cá nhân nếu không có mẹ giúp. Khi anh ngày càng lớn và mẹ ngày càng nhiều tuổi thì công việc này trở nên ngày càng thách thức đối với mẹ của anh, người duy nhất chăm sóc, đưa anh ra khỏi giường ngủ để thực hiện các hoạt động hàng ngày. Phần lớn thời gian Hào nằm trên giường, không thể làm bất cứ công việc gì.
Tháng 5/2016, dự án Hỗ trợ Thực thi và Điều phối Chính sách và Quyền của Người khuyết tật (DIRECT) do USAID tài trợ phối hợp với Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, Quỹ Butterfly Basket và các cơ quan y tế địa phương đã đưa một nhóm gồm chuyên gia phục hồi chức năng và sinh viên ngành vật lý trị liệu tới điều trị cho Hào.
Nhóm hỗ trợ này đã dành gần ba tuần để thực hiện vật lý trị liệu cho Hào đồng thời làm và lắp 9 thiết bị hỗ trợ cho anh từ các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương. Các dây tập giúp Hào tăng sức mạnh của cánh tay trong khi vẫn nằm trên giường. Một chiếc ván trượt ngồi giúp anh tự di chuyển quanh nhà của mình.
Giờ đây Hào có thể ngồi trên ván và di chuyển từ phía sau ra trước nhà mất 15 phút, trong khi trước đây Hảo mất 3 tiếng để di chuyển khoảng cách này.
“Một hôm tôi về nhà và không thấy nó đâu,” mẹ Hào nói. “Rồi nhìn quanh rồi thấy nó đang ở trước hiên nhà. Hào dùng ván trượt tự đẩy mình ra đó. Trước giờ nó chưa từng làm được như vậy.”
Giờ Hào muốn học nghề để làm việc và giúp đỡ mẹ. Hảo nói “Tôi rất vui khi nhận được sự hỗ trợ này. Tôi mong mình có thể làm việc và giúp mẹ sau này.”
Chương trình đối tác này đã đưa 71 sinh viên và các kỹ thuật viên phục hồi chức năng tới cung cấp dịch vụ trị liệu cho hơn 200 người hưởng lợi giống như Hào và đào tạo kỹ thuật cho 18 cán bộ y tế địa phương tại tỉnh Tây Ninh, nơi mà trước đây không có các dịch vụ phục hồi chức năng.
Được thực hiện từ năm 2015 đến năm 2020, dự án DIRECT đang giúp thành lập các trung tâm phục hồi chức năng ở tất cả các huyện của tỉnh Tây Ninh và cung cấp trang bị cho các trung tâm này đồng thời đào tạo các kỹ thuật viên phục hồi chức năng tương lai để đáp ứng nhu cầu của tỉnh. Dự án được thiết kế với mục tiêu cung cấp hỗ trợ trực tiếp cho hơn 2.000 người khuyết tật trong tỉnh.
Ngoài Tây Ninh, dự án còn triển khai tại Bình Định. Trong thời gian thực hiện tại hai tỉnh, dự án hướng tới cung cấp hỗ trợ trực tiếp cho tổng số 4.000 người khuyết tật và đào tạo 5.400 nhân viên cung cấp dịch vụ và người chăm sóc tại 2 tỉnh này.
Nguồn: usaid