TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Có sự hướng nghiệp, dạy nghề, cấp vốn hoặc mở thêm các cơ sở kinh doanh đặc thù tạo việc làm cho người khuyết tật. Là một định hướng cần quan tâm, để người khuyết tật vững vàng tự tin là một phần của cộng đồng xã hội.
tạo việc làm cho người khuyết tật
Một số khó khăn và bất cập.
Khó tìm việc.
người khuyết tật khó tìm việc.
Chương trình phát triển liên hợp quốc tại Việt Nam đã có một số báo cáo về tác động của dịch covid với người khuyết tật (NKT). Có khoảng 30% người khuyết tật bị mất việc, 50% trường hợp bị giảm giờ và khoảng 60% trường hợp bị giảm lương.
Trong tình hình cả đất nước đều khó khăn do dịch bệnh, thì người khuyết tật là đối tượng yếu thế bị ảnh hưởng nặng nề nhất, luôn nằm trong danh sách cắt giảm nhân sự đầu tiên khi tình hình kinh doanh khó khăn.
NKT chưa được nhìn nhận đúng với những nỗ lực của họ, dù họ cũng là một nguồn lao động có sự đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế nước nhà. Chuyện đáng buồn là rất nhiều NKT trong độ tuổi lao động có nhu cầu tìm việc nhưng không thể tìm được việc làm.
Những nghề được xem là phù hợp với NKT như người làm đồ thủ công, nhân viên nhập liệu, nhân viên may, lập trình viên, thiết kế đồ họa v..v. Thì thành phần lao động NKT ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được tay nghề.
NKT thất nghiệp sẽ phải tìm đến những công việc bất cập khác như bán hàng rong, ăn xin để có kế sinh nhai. Do khác với người bình thường, vấn đề tìm việc và học nghề của người khuyết tật quá hạn chế.
Khó tiếp cận thông tin.
khó tiếp cận thông tin
Việc khó tiếp cận thông tin cũng là một trở ngại để tạo việc làm cho người khuyết tật. Theo một khảo sát nhanh của hội người mù Việt Nam, chỉ 26% trường hợp được hỏi là nắm rõ các quy định liên quan đến chính sách, luật lao động, quyền lợi người lao động, thông tin việc làm cho người khuyết tật.
Đã có nhiều chính sách hỗ trợ người khuyết tật học nghề hay tìm việc nhưng phần lớn những thông tin này không được người khuyết tật tiếp cận. Bỏ qua những chính sách ưu tiên dành cho mình.
Khó khăn trong việc vay vốn.
Sự yếu thế của người khuyết tật không chỉ trong thị trường việc làm, mà họ còn gặp nhiều khó khăn khi muốn có những nguồn vốn vay ưu đãi, để tự tạo cơ sở kinh doanh buôn bán, tạo việc làm cho những người khuyết tật như mình.
Theo phó chủ tịch hội người khuyết tật Việt Nam ông Đặng Văn Thanh, chính sách hỗ trợ vốn cho người khuyết tật ở các tỉnh, thành trên cả nước còn nhiều bất cập và “lỗ hỏng”.
Tâm lý mặc cảm tự ti.
tâm lý mặc cảm tự ti
Tâm lý mặc cảm tự ti, làm người khuyết tật nản chí khi muốn tìm các cơ hội học nghề, hay tìm việc. Họ không có động lực để nâng cao tay nghề chuyên môn, dễ dàng bị cắt giảm nhân sự khi thị trường ngày càng yêu cầu chuyên môn, tay nghề, để phục hồi nền kinh tế.
Giải pháp và sự chung tay của xã hội.
Sự chung tay của xã hội
Tạo sự bình đẳng và tiếp cận thông tin.
Cần có thêm các chính sách, pháp luật để đảm bảo sự bình đẳng cho lực lượng người lao động khuyết tật. Song song đó là nâng cao nhận thức, để họ nắm rõ về những chính sách ưu đãi dành riêng cho mình.
Phổ biến thông tin về cho họ về 1.900 cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập, nhiều điều kiện chính sách của nhà nước dành cho doanh nghiệp khi sử dụng người lao động khuyết tật.
Quan tâm về giáo dục, dạy nghề
Có được một công việc, ổn định cuộc sống và đóng góp cho xã hội là một việc ý nghĩa quan trọng đối với người khuyết tật, giúp họ hòa nhập cộng đồng.
Do đó cần sự quan tâm, giúp sức nhiều hơn từ các cơ quan quản lý dành cho các cơ sở đào tạo người khuyết tật.
Nâng cao nhận thức của người khuyết tật
- Tin vào bản thân: tin vào giá trị, tài năng của bản thân, để tìm thấy sự tự tin hứng thú trong công việc.
- Xác định đúng ngành và lĩnh vực: Sở thích sẽ giúp thúc đẩy tinh thần, tạo sự hứng thú và kiên trì trong công việc.
- Học hỏi nâng cao tay nghề: Luôn học hỏi trao dồi kiến thức, tay nghề để có sự phát triển trong công việc.
- Tham gia các cộng đồng: Trao đổi, giao lưu, giúp đỡ người khác, để thêm yêu đời và tạo nhiều cơ hội mới cho bản thân.
Không nhìn vào khiếm khuyết mà nhìn vào khả năng của người khuyết tật, giúp họ thay đổi tư duy, tự tin trong cuộc sống. Hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật, giúp họ vững bước trên cuộc đời của mình, cần có trách nhiệm và sự chung tay của toàn xã hội.