Người khuyết tật với hoàn cảnh khó khăn luôn là đối tượng được xã hội nâng đỡ. Đã có rất nhiều câu chuyện cảm động về việc giúp đỡ người khuyết tật. Hôm nay, mình muốn kể cho các bạn nghe về Thanh Nhàn và câu chuyện giúp đỡ người khuyết tật của cô gái gốc Huế này.
Thanh Nhàn vốn là sinh viên ngoại ngữ, tốt nghiệp và làm đang là quản lý trong một công ty du lịch. Cô gái gốc Huế bén duyên với Hoa giấy từ nhỏ vì đam mê làm Hoa giấy. Cô gái trẻ thoạt nhìn năng động và hiện đại. Thực chất lại có tâm hồn nhẹ nhàng, yên ả đặc biệt yêu hoa. Nhàn tâm sự: ngày thơ ấu, Nhàn cứ như bị thôi miên trước những bông hoa lúc nở rộ. Nhàn nhìn ngắm quên cả thời gian và công việc khác. Từ đó, niềm đam mê Hoa thôi thúc Nhàn tìm cách lưu giữ vẻ đẹp của những đóa hoa và đó là cái duyên đưa Nhàn đến với bộ môn Hoa Giấy.
Nhàn bắt đầu tự tìm hiểu học làm hoa bằng giấy, sau nhiều năm trao dồi kinh nghiệm cho ra đời nhiều sản phẩm chỉnh chu được khách hàng đón nhận. Cô gái nhỏ thêm đam mê và gắn bó với nghề tay trái này, bên cạnh công việc quản lý trong ngành du lịch.
Tuy nhiên, Một lần tình cờ nhận được cuộc điện thoại của một bạn khuyết tật đã thay đổi cuộc sống của Nhàn. Khiến cô gái rẽ sang con đường thiện nguyện nhiều chông gai nhưng cũng giàu ý nghĩa này. Nhàn chạy xe máy 40km đến nhà Linh, bất ngờ phát hiện cô gái có cùng đam mê, muốn học làm hoa là người khuyết tật xương thủy tinh, phải nằm một chỗ, không di chuyển được. Sau lần gặp thứ hai, Linh viết một lá thư dài 4 trang giấy với nét chữ nguệch ngoạc, kể về cuộc đời khát vọng và ước mơ của mình. Từ nhỏ, Linh đã mắc phải căn bệnh xương thủy tinh, đến năm 22 tuổi vẫn nằm một chỗ.
Vậy là suốt 2 năm, cứ cuối tuần là Nhàn lại mang nguyên liệu làm hoa giấy gửi cho Linh và mang thành phẩm là những bông hoa giấy xinh xắn về công ty bày bán giúp cô bé. Hiểu được hoàn cảnh khó khăn của người khuyết tật, Nhàn kết nối thêm với các bạn cùng hoàn cảnh với Linh để dạy nghề làm hoa.
Khi công việc nhiều hơn, Nhàn quyết định nghỉ việc, dành toàn bộ thời gian cho công việc thiện nguyện này. Chính vì vậy mà Lanvin Home ra đời. Đây là địa điểm Nhàn dùng để bày bán sản phẩm của người khuyết tật và mở lớp dạy làm hoa cho những số phận kém may mắn. Đối với các bạn khó khăn di chuyển, Nhàn để các bạn làm việc tại nhà, Nhàn chỉ giúp các bạn tiêu thụ thành phẩm.
Hồ Liên là người điếc bẩm sinh ở huyện miền núi Nam Đông, 26 tuổi. Hiện đang ở lại học nghề và làm việc tại Lavin Home. “Liên lúc trước rất rụt rè, ít tiếp xúc với xã hội bên ngoài. Từ ngày làm việc tại Lanvin Home, em thay đổi hẳn, vui vẻ, dạn dĩ hơn.” Chị dâu của Liên chia sẻ
Nguyễn Thị Dậu ( bên trái bức ảnh ) 27 tuổi, quê ở xã Hương An, huyện Hương Trà được Nhàn dạy nghề. Hiện tại, gia tài hoa giấy bán ra của cô ấy đã lên tới 200 sản phẩm. Một số lượng không nhỏ đối với sản phẩm thủ công cần nhiều thời gian và sự tỉ mỉ.
Khi dịch covid – 19 xuất hiện, việc không tiêu thụ được sản phẩm hoa giấy, đã gây khó khăn rất lớn cho cô chủ trẻ. Tuy vậy, nhìn thấy được mong muốn có công việc của mọi người, khiến Nhàn quyết tâm theo đuổi ước nguyện ban đầu tới cùng. Cô bắt đầu đi hát phòng trà, dịch thuật,… Những công việc từ thời sinh viên để có kinh phí trả lương và thuê nhà. Bên cạnh đó nhờ sự động viên và giúp đỡ của gia đình, bạn bè, khiến Nhàn vững tin hơn, viết tiếp câu chuyện giúp đỡ người khuyết tật giàu ý nghĩa này.
Chúc cho Thanh Nhàn và Lavin Home sẽ ngày càng phát triển lớn mạnh hơn trong tương lai. Mọi người theo dõi tieplua.vn để được nghe kể thêm nhiều câu chuyện về tấm gương nghị lực và lòng tốt nhé.