Cổng thông tin điện tử người khuyết tật Việt Nam
No Result
View All Result
  • Login
Tạp chí Tiếp Lửa
  • Trang chủ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Công nghệ
  • Nhân vật
  • Kinh doanh
  • Pháp luật
  • Video
  • Bạn đọc
  • Shop
  • Thêm +
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Thể thao
    • Sức khỏe
  • Trang chủ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Công nghệ
  • Nhân vật
  • Kinh doanh
  • Pháp luật
  • Video
  • Bạn đọc
  • Shop
  • Thêm +
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Thể thao
    • Sức khỏe
No Result
View All Result
Tạp chí Tiếp Lửa
No Result
View All Result
Home Pháp luật

Trao quyền cho người khuyết tật, đảm bảo bình đẳng

24/03/2021
in Pháp luật
Reading Time: 6min read
A A
0
0
SHARES
4
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Tại Việt Nam, việc thực hiện các quyền cơ bản của người khuyết tật đã có nhiều chuyển biến, chuyển từ trợ giúp nhân đạo sang trợ giúp phát triển.

Tại Việt Nam, việc thực hiện các quyền cơ bản của người khuyết tật đã có nhiều chuyển biến, chuyển từ trợ giúp nhân đạo sang trợ giúp phát triển. Nhiều người khuyết tật đã được tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội, y tế, giáo dục và hỗ trợ việc làm.

Tuy nhiên, với gần 8 triệu người, chiếm 7,8% dân số, đa phần cộng đồng người khuyết tật vẫn chưa được đảm bảo đầy đủ các quyền của mình.

 

Tại Việt Nam, việc thực hiện các quyền cơ bản của người khuyết tật đã có nhiều chuyển biến, chuyển từ trợ giúp nhân đạo sang trợ giúp phát triển. Ảnh minh họa.

Tại Việt Nam, việc thực hiện các quyền cơ bản của người khuyết tật đã có nhiều chuyển biến.
Mới đây, tại Hội thảo “Vai trò của hội người khuyết tật trong việc thực thi công ước Liên Hợp quốc về quyền của người khuyết tật”, bà Nguyễn Hồng Hà, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sống độc lập đã khẳng định: “Người khuyết tật nào cũng có khả năng, nếu họ được hòa nhập, được bình đẳng, được khuyến khích và tạo điều kiện thì người khuyết tật sẽ phát huy được khả năng của mình. Chúng tôi muốn sống độc lập và trở thành những người có ích cho xã hội”.

Theo ông Đặng Văn Thanh, Phó Chủ tịch Liên Hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam, hiện nay điều kiện thực hiện các hoạt động giáo dục có chất lượng cho người khuyết tật còn hạn chế. Nguyên nhân do các trường còn thiếu giáo viên được bồi dưỡng về kiến thức và phương pháp dạy trẻ khuyết tật, thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn. Hệ thống trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập cấp tỉnh, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập chưa được phủ rộng trên toàn quốc. Trong chương trình giáo dục người khuyết tật chưa khuyến khích phát triển các hình thức giáo dục linh hoạt khác tại công cộng như giáo dục từ xa, giáo dục tại nhà…

Trao quyền cho người khuyết tật, đảm bảo bình đẳng
Tiếp tục tăng cường xây dựng hình ảnh về người khuyết tật trên các phương tiện truyền thông theo hướng dựa trên quyền của người khuyết tật và bình đẳng tích cực. Ảnh minh họa
Trong thực tế cuộc sống, tình trạng phân biệt đối xử, kỳ thị đối với người khuyết tật vẫn tồn tại. Cùng với đó, tỉ lệ cha mẹ trẻ và trẻ khuyết tật có hiểu biết đầy đủ về quyền của trẻ khuyết tật còn rất thấp, đặc biệt có trẻ không biết về quyền của mình. Các cán bộ địa phương, bao gồm chính quyền, giáo dục, y tế, các hội bảo trợ người khuyết tật cũng không nắm được hết các văn bản pháp luật liên quan.

Bởi vậy, cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ các cấp chính quyền địa phương, gia đình, cộng đồng để xóa bỏ rào cản và tạo điều kiện cho người khuyết tật thực hiện các quyền của mình”.

Tại Việt Nam, việc thực hiện các quyền cơ bản của người khuyết tật đã có nhiều chuyển biến.

Tại Việt Nam, việc thực hiện các quyền cơ bản của người khuyết tật đã có nhiều chuyển biến, chuyển từ trợ giúp nhân đạo sang trợ giúp phát triển. Ảnh minh họa.
Ông Đặng Văn Thanh cho rằng, cần ưu tiên truyền thông về vấn đề khuyết tật ở khu vực nông thôn bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp trên diện rộng. Tăng cường truyền thông về văn bản pháp luật liên quan đến quyền của người khuyết tật, các thông tin về dịch vụ hỗ trợ, mô hình hỗ trợ từ cấp quốc gia đến địa phương.

Tiếp tục tăng cường xây dựng hình ảnh về người khuyết tật trên các phương tiện truyền thông theo hướng dựa trên quyền của người khuyết tật và bình đẳng tích cực. Ảnh minh họa

Tiếp tục tăng cường xây dựng hình ảnh về người khuyết tật trên các phương tiện truyền thông theo hướng dựa trên quyền của người khuyết tật và bình đẳng tích cực. Các kênh truyền thông cần đảm bảo tiếp cận được với mọi dạng khuyết tật, cần có tất cả các kênh truyền hình quốc gia có phiên dịch ngôn ngữ kí hiệu và phụ đề tiếng Việt. Lồng ghép các vấn đề của người khuyết tật vào tất cả chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức.

Từ những thực tế trên, ông Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) kêu gọi, cộng đồng hãy cùng đồng hành và chung bước với người khuyết tật. Tiếp tục làm những điều tốt đẹp hơn nữa đối với người khuyết tật để những quy định về quyền của người khuyết tật được thực hiện ngày càng tốt hơn trong cuộc sống.

“Chúng ta sẽ tiếp tục có thêm tiếng nói, có thêm những đóng góp, sáng kiến, những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy những hoạt động trợ giúp cho người khuyết tật ở Việt Nam theo định hướng của Công ước Liên hợp quốc về người khuyết tật”, Cục trưởng Nguyễn Văn Hồi nhấn mạnh.

Hiện nay, Việt Nam có 22,6% số công trình y tế; 20,8% số công trình giáo dục; 13,2% số nhà triển lãm, nhà trưng bày; 11,3% trung tâm hội nghị; 5,7% siêu thị; 3,8% nhà thi đấu, nhà ga, cửa khẩu; 7,5% nhà dưỡng lão, câu lạc bộ hưu trí và 2% ngân hàng đảm bảo tiếp cận của người khuyết tật.

Về kết cấu hạ tầng giao thông tiếp cận, hiện nay 30% bến xe khách trong tổng số hơn 400 bến xe ở Việt Nam có hạ tầng đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng. 16 ga hạng 1 của Việt Nam đã bố trí lối đi bằng đường dốc vào phòng chờ và ra tàu để phục vụ người khuyết tật.

 

Nguồn: Hải Anh – vietnamnet.vn

Tags: bình đẳng giớitrao quyền cho người khuyết tập
Previous Post

Luật người khuyết tật đáp ứng đạo lý “thương người như thể thương thân” của dân tộc

Next Post

Đối tượng người tàn tật được hưởng trợ cấp hàng tháng

Next Post

Đối tượng người tàn tật được hưởng trợ cấp hàng tháng

Please login to join discussion

Đề xuất

Hai vợ chồng anh Nho làm việc tại nhà.

Vợ chồng khuyết tật làm marketing online, tạo việc làm cho hàng trăm người

5 phút ago
Một số vỉa hè, công trình công cộng đều được bố trí lối đi cho người khuyết tật. Trong ảnh: Lối đi dành cho người khuyết tật tại Công viên Bãi Trước, TP. Vũng Tàu.

Công trình “không rào cản” với người khuyết tật

37 phút ago

Xu hướng

Khai giảng Tiếp Lửa khóa 1 năm 2021

Trung tâm Tiếp Lửa khai giảng Khóa 1 đào tạo nghề cho Người khuyết tật

1 tháng ago
Nguyễn Trần Vân Thủy bỏ công ty ở Anh về Việt Nam khởi nghiệp vì cộng đồng. Ảnh: U.P

Khởi nghiệp vì cộng đồng

6 ngày ago

Xem nhiều

Khai giảng Tiếp Lửa khóa 1 năm 2021

Trung tâm Tiếp Lửa khai giảng Khóa 1 đào tạo nghề cho Người khuyết tật

1 tháng ago
Võ Văn Đạt - Tuổi trẻ Cuối tuần

Mạng hỏi đáp Việt Nam loay hoay tìm lối đi riêng

3 tuần ago
Nguyên tắc soạn thảo cơ bản content marketing

Nguyên tắc cơ bản trong soạn thảo văn bản cho dân content marketing

1 tuần ago
Trương Văn Phi - Người khuyết tật

Người cha đôi chân tật nguyền vượt trăm cây số làm shipper vì tương lai con trai

1 tháng ago
Nghị định 28/2012 về Người khuyết tật

Nghị định 28/2012 về người khuyết tật có nội dung như thế nào?

2 tháng ago
Tạp chí Tiếp Lửa

Tạp chí Tiếp Lửa là cổng thông tin điện tử về người khuyết tật Việt Nam.

Website đang hoạt động thử nghiệm chờ xin giấy phép Bộ TT&TT.

Chuyên mục

  • Ẩm thực
  • Bạn đọc
  • Công nghệ
  • Du lịch
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Kinh doanh
  • Nhân vật
  • Pháp luật
  • Sức khỏe
  • Thể thao
  • Tin tức

Kết nối

  • Giới thiệu
  • Quảng cáo
  • Shop
  • Liên hệ

© 2021 Tiếp Lửa giữ bản quyền nội dung trên website này.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Công nghệ
  • Nhân vật
  • Kinh doanh
  • Pháp luật
  • Video
  • Bạn đọc
  • Shop
  • Thêm +
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Thể thao
    • Sức khỏe

© 2021 Tiếp Lửa giữ bản quyền nội dung trên website này.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In