Cổng thông tin điện tử người khuyết tật Việt Nam
No Result
Xem tất cả kết quả
  • Login
Tạp chí Tiếp Lửa
  • Trang chủ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Công nghệ
  • Nhân vật
  • Kinh doanh
  • Pháp luật
  • Video
  • Bạn đọc
  • Shop
  • Thêm +
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Thể thao
    • Sức khỏe
  • Trang chủ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Công nghệ
  • Nhân vật
  • Kinh doanh
  • Pháp luật
  • Video
  • Bạn đọc
  • Shop
  • Thêm +
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Thể thao
    • Sức khỏe
No Result
Xem tất cả kết quả
Tạp chí Tiếp Lửa
No Result
Xem tất cả kết quả
Home Đời sống

Trên 1 triệu người khuyết tật được hưởng trợ cấp hằng tháng

12/04/2021
in Đời sống
Thời gian đọc: 4 phút
A A
0
0
SHARES
20
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Ngày 18.12, Hội Người khuyết tật TP.Hà Nội phối hợp với Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam (NCD) và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức hội thảo “Thúc đẩy bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình với phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật”.

Bà Dương Thị Vân – Chủ tịch Hội Người khuyết tật TP.Hà Nội. Ảnh: Phạm Đông
Bà Dương Thị Vân – Chủ tịch Hội Người khuyết tật TP.Hà Nội. Ảnh: Phạm Đông

Phát biểu khai mạc, bà Dương Thị Vân – Chủ tịch Hội Người khuyết tật TP.Hà Nội cho biết, hội thảo được tổ chức nhằm góp phần hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật. Đây cũng là một trong những hoạt động thuộc dự án “Nâng cao nhận thức pháp luật và tăng cường tiếp cận dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật tại 4 quận, huyện Hà Nội”. Dự án do Quỹ Thúc đẩy Sáng kiến Tư pháp (JIFF) tài trợ cho Hội Người khuyết tật TP.Hà Nội thực hiện trong năm 2019-2020.

Trong những năm qua, Hội Người khuyết tật TP.Hà Nội đã nhận được sự hỗ trợ của UBND TP.Hà Nội và các sở, ban, ngành, đặc biệt là Sở Tư pháp Hà Nội trong việc trợ giúp pháp lý tại 30 quận, huyện tại Hà Nội. Qua đó rất nhiều người khuyết tật đã được trợ giúp về mọi mặt trong cuộc sống”.

Theo bà Đinh Thị Thụy – Phó Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam, trong thời gian qua đã có nhiều văn bản, chính sách, quy định của Việt Nam liên quan đến công tác phòng chống hình thức bạo lực cũng như phân biệt đối xử đối với trẻ em gái và phụ nữ khuyết tật được thể hiện ở Luật người khuyết tật; luật bình đẳng giới. Về cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người khuyết tật và tạo hành lang pháp lý để triển khai thực hiện công tác trợ giúp cho phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật.

Bà Đinh Thị Thụy - Phó Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam. Ảnh: Phạm Đông
Bà Đinh Thị Thụy – Phó Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam. Ảnh: Phạm Đông

Bà Thụy cho biết, một số địa phương đã tích cực triển khai thực hiện các chính sách như trợ cấp, dạy nghề, tạo việc làm, các chương trình tiếp cận với trẻ em gái và phụ nữ khuyết tật.

Đến nay có khoảng trên 1 triệu người khuyết tật nặng, trong đó có phụ nữ khuyết tật và trẻ em gái khuyết tật được hưởng trợ cấp hàng tháng. Mỗi năm có khoảng 90% bà mẹ mang thai được khám sàng lọc trước khi sinh, 60% trẻ em được sàng lọc bẩm sinh, 60% trẻ em sơ sinh đến 6 tuổi được tiếp cận dịch vụ sàng lọc sớm sau sinh. Khoảng trên 2.000 người khuyết tật trong đó có phụ nữ, trẻ em khuyết tật tham gia phục hồi chức năng, được cung cấp trang thiết bị và học nghề.

Bà Phan Thị Quỳnh Như – Phó Trưởng ban Gia đình xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho hay, với chức năng của mình, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, trong những năm qua, đã chủ động, tích cực tham mưu, đề xuất, lồng ghép giới vào chính sách cũng như thực hiện có hiệu quả các đề án, dự án. Các chương trình hoạt động nhằm hỗ trợ, nâng cao năng lực, vị thế cho phụ nữ, nhất là phụ nữ yếu thế, khuyết tật.

Nằm trong chuỗi hội thảo là hoạt động trao giải cuộc thi vẽ tranh bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình dành cho phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật tại 5 quận, huyện trên địa bàn Hà Nội.

Nguồn: PHẠM ĐÔNG – Báo Lao Động

Từ khóa: người khuyết tậttrợ cấp

Bài viết liên quan

Đời sống

Những người có nghị lực sống phi thường

04/06/2022
Người khuyết tật tham gia giao thông như thế nào? 
Đời sống

Người khuyết tật tham gia giao thông như thế nào? 

12/05/2022
long nhan ai
Đời sống

Lòng nhân ái là gì? Giá trị và tầm quan trọng của nó?

14/05/2022
Bài tiếp theo
Bún cả chá nha Trang

Việt Nam - nơi hội tụ đa sắc màu ẩm thực

Vui lòng đăng nhập để thảo luận.

Đề xuất

bánh chưng ngày tết

Tuyển TNV gói bánh chưng tặng các hoàn cảnh khó khăn tết Âm Lịch 2023 từ 13-14/1/2023

2 năm trước
Trung thu

Chương trình Trăng yêu thương – Sao Kết nối 2022 cho trẻ em khiếm thị

3 năm trước

Xu hướng

Chí tiến thủ là gì? và tầm quan trọng của chí tiến thủ

Chí tiến thủ là gì? và tầm quan trọng của chí tiến thủ

3 năm trước
Nghị định 28/2012 về Người khuyết tật

Nghị định 28/2012 về người khuyết tật có nội dung như thế nào?

4 năm trước

Xem nhiều

Chí tiến thủ là gì? và tầm quan trọng của chí tiến thủ

Chí tiến thủ là gì? và tầm quan trọng của chí tiến thủ

3 năm trước
Nghị định 28/2012 về Người khuyết tật

Nghị định 28/2012 về người khuyết tật có nội dung như thế nào?

4 năm trước
Dạy trẻ khuyết tật tại Trường Tiểu học Hải Xuân, TP Móng Cái, Quảng Ninh

Phát triển giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật: Thực trạng và thách thức

4 năm trước
Người khuyết tật

Trẻ em khuyết tật ở Việt Nam cần quan tâm và chăm sóc như thế nào?

4 năm trước
Nguyễn Thị Kiên Giang

Cô gái xương thủy tinh hơn 30 lần gãy chân

4 năm trước
Tạp chí Tiếp Lửa

Tạp chí Tiếp Lửa là cổng thông tin điện tử về người khuyết tật Việt Nam.

Chuyên mục

  • Ẩm thực
  • Bạn đọc
  • Công nghệ
  • Du lịch
  • Đời sống
  • Giải trí
  • Giáo dục
  • Kinh doanh
  • Nhân vật
  • Pháp luật
  • Sức khỏe
  • Thể thao
  • Tin tức

Kết nối

  • Giới thiệu
  • Quảng cáo
  • Shop
  • Liên hệ

© 2021 Tiếp Lửa giữ bản quyền nội dung trên website này.

No Result
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Công nghệ
  • Nhân vật
  • Kinh doanh
  • Pháp luật
  • Video
  • Bạn đọc
  • Shop
  • Thêm +
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Thể thao
    • Sức khỏe

© 2021 Tiếp Lửa giữ bản quyền nội dung trên website này.

Welcome Back!

Đăng nhập tài khoản của bạn bên dưới

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In