Cổng thông tin điện tử người khuyết tật Việt Nam
No Result
Xem tất cả kết quả
  • Login
Tạp chí Tiếp Lửa
  • Trang chủ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Công nghệ
  • Nhân vật
  • Kinh doanh
  • Pháp luật
  • Video
  • Bạn đọc
  • Shop
  • Thêm +
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Thể thao
    • Sức khỏe
  • Trang chủ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Công nghệ
  • Nhân vật
  • Kinh doanh
  • Pháp luật
  • Video
  • Bạn đọc
  • Shop
  • Thêm +
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Thể thao
    • Sức khỏe
No Result
Xem tất cả kết quả
Tạp chí Tiếp Lửa
No Result
Xem tất cả kết quả
Home Du lịch

Du lịch tiếp cận dành cho người khuyết tật: Khó hay không?

07/04/2021
in Du lịch
Thời gian đọc: 7 phút
A A
0
0
SHARES
275
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Tạo điều kiện để người khuyết tật có thể đi du lịch như nhiều người bình thường khác, đó là mục tiêu của du lịch tiếp cận. Tuy vậy, trên thực tế tại nhiều điểm du lịch ở nước ta, việc hỗ trợ, tạo sự bình đẳng trong cung ứng dịch vụ cho người khuyết tật còn rất nhiều bất cập.

Một lối đi với độ dốc thoải mái để người đi xe lăn có thể tự điều khiển tại Cảng tàu khách Hạ Long, tuy nhiên nhiều điểm đến khác chưa làm được điều này
Một lối đi với độ dốc thoải mái để người đi xe lăn có thể tự điều khiển tại Cảng tàu khách Hạ Long, tuy nhiên nhiều điểm đến khác chưa làm được điều này

“Khi đi du lịch Hạ Long, chúng tôi đến Bảo tàng Quảng Ninh, đường dành cho xe lăn rất tuyệt vời vì có độ dốc vừa đủ. Tuy nhiên, thang máy lên tầng dành cho người khuyết tật không sử dụng được nên chúng tôi chỉ đi ở tầng 1. Ở Bãi Cháy, bãi biển lớn nhưng không có đường xuống dành cho xe lăn. Những nơi tôi đã đến chỉ Đà Nẵng là có thôi, còn Hải Phòng cũng như Quảng Ninh thì còn thiếu”.

Đó là những cảm nhận của chị Tạ Thị Hồng Hạnh, phụ trách một Câu lạc bộ Người khuyết tật ở thành phố Hải Phòng trong chuyến du lịch gần đây.

Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long có đường dốc thoải cho xe lăn, nhưng lại không có thang nghiêng để đưa xe lăn lên tàu tham quan; Sân bay Đồng Hới (Quảng Bình) có phòng vệ sinh cho người khuyết tật nhưng cửa vào hẹp và diện tích quá nhỏ; Ga Đà Nẵng có lối đi riêng cho người khuyết tật nhưng đường quá thấp so với cửa toa tàu…. Và còn rất nhiều khách sạn, nhà hàng ở những điểm đến nổi tiếng không thân thiện với người khuyết tật, khiến nhiều người phải suy ngẫm.

Không có thang nghiêng chuyên dụng, việc đưa người đi xe lăn lên tàu vô cùng khó khăn

Tại Việt Nam, Luật Người khuyết tật năm 2010 đã quy định: “Tiếp cận là việc người khuyết tật sử dụng được công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp để có thể hòa nhập cộng đồng”.

Điều 40 của Luật cũng quy định, đến năm 2020, các công trình công cộng như trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe, bến tàu; công trình văn hóa, thể dục, thể thao… phải bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.

Việc tiếp cận này cũng sẽ áp dụng với tất cả nhà chung cư, trụ sở làm việc, công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng, công trình hạ tầng xã hội khác vào năm 2025. Các cá nhân, tổ chức phải có trách nhiệm tuân thủ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng.

Luật quy định rõ ràng, chi tiết nhưng nhiều khu du lịch, các cơ sở lưu trú, địa điểm tham quan có các hạng mục hỗ trợ khách hàng là người già, người khuyết tật vẫn “đếm trên đầu ngón tay”. Một số nơi, dù có thiết kế tiếp cận người khuyết tật nhưng không đúng tiêu chuẩn nên có cũng như không.

Anh Nguyễn Văn Huân (Đông Triều, Quảng Ninh), người mất đôi chân sau một tai nạn, cho biết: “Với dạng khuyết tật như tôi thì rất vất vả, phải có người hỗ trợ như người nhà đi theo hoặc tình nguyện viên ở điểm du lịch, bậc lên xuống quá dốc, lên xuống xe phải có người bê vác đưa mình lên chỗ ngồi, rất khó khăn vì hạ tầng dành cho người khuyết tật chưa phát triển lắm”.

Không chỉ hạn chế về hạ tầng du lịch, rào cản đối với du lịch tiếp cận cho người khuyết tật còn tới từ nhận thức của cộng đồng.

Các công ty du lịch không “mặn mà” với đối tượng khách hàng là người khuyết tật, một phần vì phải tăng người hỗ trợ, tăng thời gian, chi phí. Rất nhiều trường hợp nhân viên, người phục vụ ở các điểm đến không nắm rõ các quy định hỗ trợ, ưu đãi cho đối tượng khách đặc biệt này.

Chị Nguyễn Hải Yến, Chủ nhiệm CLB Người khuyết tật thị xã Đông Triều, Quảng Ninh, cho rằng: Người khuyết tật cũng có nhu cầu đi du lịch, có khả năng chi trả dịch vụ, thậm chí còn là nhóm khách hàng tiềm năng.

Chị Yến cho biết: “Khi người khuyết tật đi du lịch đến nhiều nơi, gặp những rào cản, họ kiến nghị tới các cơ quan chức năng thì người ta mới biết do trước nay ít người khuyết tật tới đây. Do vậy, khi người khuyết tật đi nhiều thì cộng đồng sẽ chú ý đến đón nhận lượng khách này, sẽ thiết kế để phù hợp hơn cho người khuyết tật”.

Một trong những nỗ lực đã được triển khai gần đây là dự án Xây dựng trang thông tin du lịch tiếp cận dành cho người khuyết tật của nhóm Vì tương lai tươi sáng (Hội Người Khuyết tật Hà Nội) thực hiện bằng tài trợ của Quỹ Abilis (Phần Lan). Tại trang web dulichtiepcan.com và mạng xã hội facebook Du lịch tiếp cận ở Việt Nam, cộng đồng người khuyết tật có thể tìm thấy thông tin về các điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn, phương tiện và mức độ tiếp cận các công trình này với người khuyết tật, đồng thời trang bị những kiến thức, cơ sở pháp lý để người khuyết tật chủ động chuẩn bị cho những chuyến đi.

Những buổi tọa đàm được tổ chức khắp cả nước bước đầu giúp người khuyết tật cởi mở, tự tin hơn khi đi du lịch

Chị Trịnh Thị Thu Thủy, Trưởng Ban Quản lý dự án cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi không chỉ có khảo sát mà còn có những buổi tọa đàm để người khuyết tật kể câu chuyện của mình, để các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, các cơ quan chính quyền địa phương nhận thấy chúng tôi cần gì, mong gì. Trong phạm vi Pháp luật có quy định thì phải đáp ứng như thế nào cho phù hợp, đồng thời thúc đẩy quá trình thực hiện chính sách một cách nhanh chóng và tốt nhất có thể ở từng địa phương”.

Phản hồi từ dự án tới chính quyền và các cơ sở dịch vụ, du lịch đã bước đầu được ghi nhận bằng những việc làm nhỏ như lắp đặt biển báo, sửa chữa đường dành cho xe lăn hay trang bị hệ thống chỉ dẫn bằng âm thanh cho người khiếm thị.

Tuy vậy, để dần loại bỏ những rào cản cho du lịch tiếp cận thì rất cần sự quan tâm, sự chung tay chủ động và tích cực hơn nữa từ cộng đồng, người dân và doanh nghiệp./.

Nguồn: Trường Giang/ VOV Đông Bắc

Từ khóa: du lịchngười khuyết tậttiếp cận

Bài viết liên quan

Kinh nghiệm du lịch của người khuyết tật
Du lịch

Chuyến đi cảm hứng của những người khuyết tật

07/04/2021
Cần tạo dựng cơ sở thuận lợi cho người khuyết tật trong tiếp cận du lịch cũng như các hoạt động khác.
Du lịch

Đi du lịch với người khuyết tật

07/04/2021
Du lịch

Trợ giúp người khuyết tật ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng

07/04/2021
Bài tiếp theo
Anh Thịnh, chủ cửa hàng đang chỉ dạy cho học viên cách tháo lắp màn hình điện thoại di động

Hỗ trợ người khuyết tật học nghề sửa chữa màn hình điện thoại di động

Vui lòng đăng nhập để thảo luận.

Đề xuất

bánh chưng ngày tết

Tuyển TNV gói bánh chưng tặng các hoàn cảnh khó khăn tết Âm Lịch 2023 từ 13-14/1/2023

2 năm trước
Trung thu

Chương trình Trăng yêu thương – Sao Kết nối 2022 cho trẻ em khiếm thị

3 năm trước

Xu hướng

Chí tiến thủ là gì? và tầm quan trọng của chí tiến thủ

Chí tiến thủ là gì? và tầm quan trọng của chí tiến thủ

3 năm trước
Khả năng mắc đột quỵ do uống quá nhiều rượu ngang ngửa với nguy cơ đột quỵ gây ra do tăng huyết áp, tiểu đường. (Ảnh minh họa)

Nam giới béo bụng, hay uống bia rượu – cẩn trọng đột quỵ!

4 năm trước

Xem nhiều

Chí tiến thủ là gì? và tầm quan trọng của chí tiến thủ

Chí tiến thủ là gì? và tầm quan trọng của chí tiến thủ

3 năm trước
Nguyễn Thị Kiên Giang

Cô gái xương thủy tinh hơn 30 lần gãy chân

4 năm trước
Nghị định 28/2012 về Người khuyết tật

Nghị định 28/2012 về người khuyết tật có nội dung như thế nào?

4 năm trước
Dạy trẻ khuyết tật tại Trường Tiểu học Hải Xuân, TP Móng Cái, Quảng Ninh

Phát triển giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật: Thực trạng và thách thức

4 năm trước
long nhan ai

Lòng nhân ái là gì? Giá trị và tầm quan trọng của nó?

3 năm trước
Tạp chí Tiếp Lửa

Tạp chí Tiếp Lửa là cổng thông tin điện tử về người khuyết tật Việt Nam.

Chuyên mục

  • Ẩm thực
  • Bạn đọc
  • Công nghệ
  • Du lịch
  • Đời sống
  • Giải trí
  • Giáo dục
  • Kinh doanh
  • Nhân vật
  • Pháp luật
  • Sức khỏe
  • Thể thao
  • Tin tức

Kết nối

  • Giới thiệu
  • Quảng cáo
  • Shop
  • Liên hệ

© 2021 Tiếp Lửa giữ bản quyền nội dung trên website này.

No Result
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Công nghệ
  • Nhân vật
  • Kinh doanh
  • Pháp luật
  • Video
  • Bạn đọc
  • Shop
  • Thêm +
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Thể thao
    • Sức khỏe

© 2021 Tiếp Lửa giữ bản quyền nội dung trên website này.

Welcome Back!

Đăng nhập tài khoản của bạn bên dưới

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In