Khi gan bắt đầu vật lộn với độc tính của rượu bia, chất béo sẽ tích tụ trong nội tạng, đây là giai đoạn đầu của gan nhiễm mỡ, tiếp đến là viêm gan do rượu bia. Nếu khó lòng khước từ hoàn toàn rượu bia, bạn cần bí quyết nào để giúp gan phục hồi?
Uống quá nhiều rượu bia, chất độc không thể thoát ra mà tích tụ trong gan làm gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan (Ảnh minh họa)
Rượu bia hủy hoại gan thế nào?
Theo thống kê tại nước ta, hơn 90% nam giới trưởng thành có tiếp xúc hay uống bia, trong đó 20-25% có tình trạng gan nhiễm mỡ với tỷ lệ 10-15% có tình trạng xơ gan, 5-7% có thể dẫn tới ung thư gan.
Gan là “cửa ngõ” đầu tiên tiếp nhận các chất độc được tiêu thụ vào cơ thể, trong đó có rượu bia. Khi đó, gan sẽ sử dụng các loại enzym hoạt động trong một chuỗi phản ứng gọn gàng để biến bia rượu thành sản phẩm cuối cùng được cơ thể sử dụng để tạo ra các chất dinh dưỡng khác như chất béo. Đó là một phần lý do cho nguyên nhân vì sao khi uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ do rượu, đây là đặc trưng bởi sự tích tụ quá nhiều chất béo trong gan.
Hơn nữa, trong quá trình gan “chế biến” rượu sẽ tạo ra acetaldehyde – một phân tử độc hại, mặc dù nó sẽ nhanh chóng được chuyển hóa và thải ra ngoài nước tiểu. Song nếu chúng ta tiêu thụ rượu nhanh hơn mức cơ thể có thể xử lý, hệ thống trao đổi chất sẽ bị tắc nghẽn, phân tử độc hại tích tụ và gan bị quá tải.
Khi quá trình này lặp lại thường xuyên và thời gian dài vượt sức chịu đựng của gan có thể phát triển thành viêm gan do rượu và cuối cùng là xơ gan khiến cơ quan thải độc không thể phục hồi được.
7 “chiến binh” người mắc gan nhiễm mỡ, viêm gan cần sở hữu
Để phòng ngừa các bệnh về gan cũng như ngăn ngừa tiến triển của bệnh, các chuyên gia đều cho rằng, điều quan trọng nhất là phải từ bỏ rượu bia. Nhưng vấn đề là trước khi thực sự từ bỏ loại thức uống có cồn này các tế bào gan đã hư hại và cần cung cấp dưỡng chất để quá trình phục hồi tốt hơn.
Để giải bài toán khó này, Dược Hậu Giang đã vận dụng đề tài nghiên cứu của Viện Công nghệ Sinh học Việt Nam dựa trên mục tiêu phát huy và thừa kế kinh nghiệm của các bậc danh y tiền bối cùng với những thành tựu mới của khoa học hiện đại để xây dựng công thức từ 7 loại thảo dược quý.
Trong đó, 5 thảo dược quý nấm linh chi lim, hà thủ ô đỏ, hoa Marigold, núc nác, đan sâm đóng vai trò chủ lực cùng với nấm bào ngư và hoài sơn làm nhiệm vụ bổ trợ đã tạo ra sự khác biệt cho công thức này. Trong đó, mỗi loại dược liệu đều được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh công dụng.
Điển hình như với núc nác, Viện nghiên cứu hoạt chất sinh vật chi nhánh Siberi của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô cho rằng, vị thuốc này được trồng tại Việt Nam có các thành phần hoạt chất flavonoid có tác dụng hỗ trợ chống dị ứng, chống viêm rõ rệt. Còn đan sâm là dược liệu quan trọng không thể thiếu trong nhiều bài thuốc hỗ trợ khắc phục bệnh gan như viêm gan mạn tính, ung thư gan…
Tương tự, với nhóm hoạt chất này trong hoa Marigold cũng được nhiều nghiên cứu khoa học thực hiện tại Nga, Pháp và các nước Đông Âu cho thấy nó giúp điều hòa chuyển hóa lipid và các enzym của gan.
Hay nấm linh chi được y học hiện đại nghiên cứu và cho thấy nó chứa đến hơn 400 chất, đặc biệt nhất là Triterpenes, Germanium, Adenosine, Lingzhi-8-protein, hỗ trợ bổ gan, cơ thể cường tráng, chống viêm và làm tăng tuổi thọ. Các thành phần có trong hà thủ ô cũng có tác dụng làm tăng sự bài tiết của dịch tràng, xúc tiến sự co bóp của ruột, giúp cho tiêu hóa và cải thiện dinh dưỡng.
Ngay cả hai trợ thủ đắc lực – nấm bào ngư và hoài sơn không chỉ giúp bổ gan mà còn có tác dụng hỗ trợ hạ áp, ngừa béo phì và ngừa bệnh đường ruột, khó tiêu. Khi hệ tiêu hóa hoạt động tốt cũng giúp hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, gan sẽ có đủ tinh lực để thực hiện nhiệm vụ thải độc của mình.
Nguồn: Sức Khỏe và Đời Sống