Tại Việt Nam, ước tính có khoảng nửa triệu trẻ em khuyết tật. Những trẻ em này không những phải đối mặt với những thách thức trong cuộc sống hằng ngày. Mà còn đối diện với nguy cơ bị loại khỏi xã hội và trường học. Bởi vậy, việc tiếp cận trường học đối với trẻ khuyết tật là đặc biệt quan trọng. Hiện nay, Luật Người khuyết tật quy định 03 phương thức giáo dục đối với người khuyết tật bao gồm: phương pháp giáo dục chuyên biệt, phương pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, phương pháp giáo dục bán hòa nhập.
Tuy nhiên, Theo nghiên cứu của UNICEF cho thấy Phương pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật không chỉ mang lại kết quả học tập tốt hơn cho trẻ em khuyết tật mà còn cho tất cả trẻ em. Giáo dục hòa nhập thúc đẩy sự khoan dung và cho phép gắn kết xã hội. Vì nó thúc đẩy một nền văn hóa xã hội gắn kết và thúc đẩy sự tham gia bình đẳng trong xã hội.
Phương pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật là gì?
Trẻ khuyết tật là trẻ bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Vì thế cần có phương pháp giáo dục phù hợp.
Phương pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật là phương pháp giáo dục chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục. Bao gồm những phương pháp giúp trẻ khuyết tật có môi trường học tập, vui chơi, giải trí như trẻ không khuyết tật. Hướng tới mục tiêu giúp đỡ người khuyết tật tăng khả năng độc lập cao nhất có thể và có môi trường sống bình đẳng.
Giáo dục hòa nhập không đơn giản là đưa trẻ khuyết tật vào trường học dành cho trẻ không khuyết tật. Mà còn đảm bảo cho trẻ khuyết tật được tham gia học tập và vui chơi đầy đủ nhất.
Mục đích của Phương pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
Theo các nghiên cứu, Phương pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật không chỉ giúp các em khuyết tự tin, hòa đồng với xã hội mà còn thúc đẩy bình đẳng trong xã hội. Cụ thể những mục đích của chương trình giáo dục cho trẻ khuyết tật bao gồm:
Giúp đỡ trẻ khuyết tật
Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật để các em được tham gia học tập, dạy dỗ như trẻ không khuyết tật. Đồng thời phát huy tính tự lực, tìm tòi thêm những kỹ năng mới.
Bên cạnh đó, Phương pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật khiến trẻ khuyết tật khám phá ra khả năng tiềm tàng của bản thân. Giúp các em hiểu rõ được năng lực bản thân và phát huy mạnh nhất.
Ví dụ, trẻ khiếm thính có thể học cách nhận biết từ ngữ khi quan sát diễn đạt bằng việc mấp máy môi khi được hòa nhập cùng trẻ không khuyết tật. Cho nên, Phương pháp giáo dục hòa nhập giúp quá trình học tập của trẻ khuyết tật thuận lợi hơn.
Phương pháp giáo dục hòa nhập giúp đỡ trẻ bình thường
Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ khuyết tật trở nên tích cực hơn khi được tham gia học tập, vui chơi cùng các bạn không khuyết tật thường xuyên. Đồng thời, Trẻ không khuyết tật sẽ học tập được cách rộng lượng và nhân ái với các bạn thiệt thòi hơn mình. Các em biết giúp đỡ lẫn nhau và hình thành nhân cách tốt đẹp. Phương pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật không chỉ mang lại lợi ích cho trẻ khuyết tật. Mà còn giúp trẻ không khuyết tật thay đổi nhận thức và khoan dung hơn, có lối sống tích cực hơn.
Bên cạnh đó, Phụ huynh của trẻ khuyết tật thường lo lắng sợ các em bị trêu chọc, tự ti, mặc cảm. Nhưng thực tế, khả năng tiếp nhận sự khác biệt của trẻ em là điều khá dễ dàng. Bên cạnh đó, Thầy cô sẽ hướng cho các bé về cách đối xử với bạn bè.
Trên đây là những kiến thức và hiểu biết cơ bản về phương pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Hy vọng sẽ giúp độc giả hiểu thêm về phương pháp giáo dục này, cũng như là những khó khăn của trẻ khuyết tật trong học tập và hòa nhập cùng xã hội. Mọi người theo dõi tieplua.vn để tiếp tục cập nhật các thông tin hữu ích nhé.