Trẻ em khuyết tật ở Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống nên rất cần đến sự quan tâm và chăm sóc của Nhà nước và xã hội như trẻ bình thường về mặt tinh thần và vật chất để trẻ có điều kiện phát triển thể chất và học tập.
Trẻ em khuyết tật ở Việt Nam hiện nay vẫn rất cần sự quan tâm, bảo vệ và chăm sóc hơn nữa của Nhà nước và cộng đồng xã hội để bù đắp những thiệt thòi phần nào so với trẻ em bình thường. Trẻ khuyết tật cũng cần được đối xử bình đẳng như bao trẻ em bình thường khác tránh sự kì thị, xã lánh của cộng đồng, xã hội điều đó giúp trẻ xóa đi rào cản về mặc cảm bản thân không dám hòa nhập với mọi người xung quanh. Hiện nay cả nước có khoảng 8 triệu người khuyết tật chiếm 7,8% dân số, trong đó có 2.264.000 trẻ khuyết tật chiếm 28,3% tổng số người khuyết tật.
Thực trạng người khuyết tật Việt Nam nói chung và Thực trạng trẻ khuyết tật ở Việt Nam nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống về vật chất và tinh thần. Bởi vì phần lớn người khuyết tật ở và Trẻ em khuyết tật ở Việt Nam thuộc đối tượng hộ nghèo, gia đình chính sách, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Do đó việc chăm sóc sức khỏe, học tập, tham gia các hoạt động xã hôi của trẻ khuyết tật đều bị hạn chế nên trẻ khuyết tật có nguy cơ bị bạo hành, lạm dụng rất cao.
Trẻ em là tương lai của đất nước, bảo về trẻ em nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng là mục tiêu lớn của Chính phủ và xã hội. Trẻ khuyết tật chịu rất nhiều thiệt thòi so với các trẻ bình thường nên cần được quan tâm đặc biệt. Trẻ khuyết tật luôn có tâm lý sợ sệt, mặc cảm, e dè nên cần nhận được sự trợ giúp, cần có các Chính sách dành cho trẻ khuyết tật nhiều hơn nữa để trẻ có thể tự tin hòa nhập cộng đồng.
Những nguyên nhân gây ra trẻ em khuyết tật ở Việt Nam:
– Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khuyết tật của trẻ em ở Việt Nam, sau đây là một số nguyên nhân chính.
– Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng khuyết tật của trẻ em Việt Nam hiện nay là do di chứng hậu quả của chiến tranh để lại. Các em được sinh ra ở thế hệ thứ 2, thứ 3 trong các gia đình có ông, cha là những người đã tham gia kháng chiến và bị nhiễm chất độc da cam Dyoxin. Vì vậy tỉ lệ trẻ em khuyết tật ở Việt nam được sinh ra ở trường hợp này chiếm phần lớn trong những nguyên nhân gây ra các dạng dị tật.
– Trẻ khuyết tật được sinh ra do ảnh hưởng của biến chứng thai nhi trong quá trình mang thai.
– Do di truyền gen hay do rối loạn nhiễm sắc thể.
Các dạng khuyết tật của trẻ khuyết tật ở Việt Nam như sau:
Căn cứ vào thực trạng trẻ khuyết tật ở Việt Nam mà các dạng dị tật được chia thành các loại sau:
– Trẻ bị khuyết tật vận động bao gồm thiếu, yếu, mất một hay nhiều phần tứ chi gây khó khăn trong quá trình di chuyển, sinh hoạt hàng ngày.
– Trẻ bị khuyết tật suy giảm các giác quan như mù, điếc, không cảm nhận được ánh sáng, mùi vị…
– Trẻ bị khuyết tật tâm lý: bại não, tâm thần.
– Trẻ bị khuyết tật về ngôn ngữ ảnh hưởng trong quá trình phát âm như câm, ngọng…
– Trẻ bị thiểu năng trí tuệ, mắc bệnh tự kỷ.
Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tế về trẻ em khuyết tật thì tỷ lệ trẻ khuyết tật ở Việt Nam được chia thành các mức như sau:
– Tỉ lệ trẻ khuyết tật chiếm 2% tổng số trẻ cùng độ tuổi.
– Tỉ lệ trẻ em khuyết tật nặng/tổng số trẻ có tật chiếm 30%
– Tỉ lệ trẻ có tật trí tuệ chiếm 27%
– Tỉ lệ trẻ khuyết tật vận động chiếm 195.
– Tỉ lệ trẻ khuyết tật ngôn ngữ chiếm 17%.
– Tỉ lệ trẻ có tật thị giác chiếm 15%.
– Tỉ lệ trẻ có tật về thính giác chiếm 12%.
– Tỉ lệ trẻ đa tật 4,2%.
– Trẻ có hành vi xa lạc chiếm 1,7%.
Những khó khăn mà trẻ em khuyết tật đang gặp phải:
Nhận xét một các tổng quan về trẻ khuyết tật ở Việt Nam bên vẫn còn có rất nhiều điểm cần được Nhà nước và cộng đồng quan tâm hơn nữa như:
– Nạn bạo hành, ngược đãi bị lạm dụng thể xác của trẻ khuyết tật vẫn còn xảy ra trong xã hội.
– Trẻ khuyết tật còn chưa được đối xử công bằng như những trẻ bình thường khác trong học tập.
– Trẻ khuyết tật còn thiếu những sân chơi, các hoạt động dành riêng cho người khuyết tật.
Hiện nay nhiều tỉnh thành không có các trường chuyên biệt trong khi thực tế nhu cầu học trong các trường chuyên biệt đối với những trường hợp không thể học hòa nhập là rất khó khăn. Việc quy hoạch hệ thống trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập và cơ sở giáo dục chuyên biệt cần sớm được nghiên cứu và hoàn chỉnh.
Đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy còn chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức cơ bản liên quan đến trẻ khuyết tật trong khi những đặc điểm tâm sinh lý, kiến thức về dạng tật và mức độ khuyết tật có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập của trẻ.
Các trung tâm bảo trợ xã hôi, trung tâm dạy nghề cho trẻ khuyết tật còn ít, nhỏ, trang thiết bị còn thiếu và cũ.
Những chính sách của Nhà nước dành cho trẻ em khuyết tật ở Việt Nam:
Thực trạng trẻ khuyết tật ở Việt Nam còn đang gặp rất nhiều khó khăn trong tất cả các mặt của đời sống. Để bù đắp những thiệt thòi cho trẻ khuyết tật thì hiện nay Nhà nước đang dần bổ sung các chính sách dành cho trẻ khuyết tật để phù hợp với thức tế của xã hội. Xã hội phát triển thì sự quan tâm của nhà nước và cộng đồng sẽ giành cho trẻ khuyết tật ngày càng được nhiều hơn.
Người dân, cán bộ, công chức, viên chức các cấp, các ngành cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm về chăm sóc trẻ em khuyết tật.
Thực hiện đúng và đầy đủ các chính sách trợ cấp xã hội, trợ giúp y tế, giáo dục, kết hợp với vận động cộng đồng hỗ trợ và chăm sóc thay thế trẻ em khuyết tật.
Cần tạo điều kiện hỗ trợ trẻ em khuyết tật nặng được chỉnh hình và phục hồi chức năng. Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích chỉnh hình phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật, đặc biệt là trẻ em khuyết tật nặng ở các trung tâm chỉnh hình phục hồi chức năng, kết hợp với phục hồi chức năng ở cộng đồng theo một quy trình liên thông. Khuyến khích, kêu gọi vận động các nhà tài trợ trong và ngoài nước trợ giúp sản xuất dụng cụ chỉnh hình, phẫu thuật và phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật nặng.
Hỗ trợ trẻ khuyết tật học nghề, tạo việc làm như : hoàn thiện cơ chế, chính sách trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn học nghề, tạo việc làm tại gia đình và nơi cư trú. Xây dựng các mô hình hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn học nghề gắn với tạo việc làm, liên kết với doanh nghiệp, vận động các nhà tài trợ hỗ trợ thử nghiệm mô hình này ở một số địa phương.
Trợ giúp trẻ khuyết tật tiếp cận các dịch vụ văn hóa như: tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tiếp cận các dịch vụ văn hóa. Cần mở các lớp học, khu năng khiếu, ấn phẩm văn hóa và chương trình thể thao riêng, xuất bản các tác phẩm văn hóa phục vụ độc giả là trẻ em khiếm thị, sản xuất bộ phim hoạt hình và xây dựng mô hình điểm trường năng khiếu có trẻ em khuyết tật theo học.
Khuyến khích nhận nuôi dưỡng trẻ khuyết tật trong các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước về nuôi dưỡng tại cộng đồng thông qua các hình thức gia đình hoặc cá nhân nhận nuôi dưỡng, nhận đỡ đầu, nhận nuôi con nuôi và chăm sóc tại Nhà xã hội.
Xây dựng mô hình điểm Nhà xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở cấp xã. Nhà xã hội là một mô hình mới về chăm sóc trẻ em, do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, cử cán bộ kiêm nhiệm hoặc sử dụng tình nguyện viên quản lý Nhà xã hội. Đối với Nhà xã hội, ngân sách địa phương hỗ trợ một phần chi phí chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, còn lại kinh phí chủ yếu huy động từ cộng đồng. Ngân sách Trung ương hỗ trợ xây dựng Nhà xã hội trong thời gian triển khai thí điểm;
Triển khai thí điểm việc chuyển đổi phương thức chăm sóc tập trung trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước sang chăm sóc tập trung tại mô hình “gia đình quy mô nhỏ” ở các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước.
Thực hiện tập huấn cán bộ làm công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đặc biệt là cán bộ ở cấp cơ sở, về nội dung, phương pháp chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng, công tác xã hội, phương pháp và kỹ năng công tác xã hội.
Trẻ em khuyết tật ở Việt Nam cần lắm sự chung tay của Nhà nước, của các tổ chức xã hội, các cá nhân giúp đỡ bảo vệ, chăm sóc và trợ giúp, tạo điều kiện để cho trẻ có thể hòa nhập với cộng đồng một cách tự tin.
Nguồn: Báo Điện Biên